10 Di tích lịch sử được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận cùng 7 Di tích Lịch sử Văn hóa Danh lam Thắng cảnh được UBND tỉnh Bình Định quyết định cho bảo vệ sẽ được giới thiệu trong bài sau đây, mời bạn tham khảo.

1. Di tích điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt

Điện thờ Tây Sơn Tam kiệt hiện nay, được xây dựng trên nền đình làng Kiên Mỹ xưa. Tương truyền ở đó là nền nhà cũ của ba thủ lĩnh Tây Sơn, đây cũng chính là nơi sinh ra ba anh em: Nguyễn Nhạc-Nguyễn Huệ-Nguyễn Lữ. Theo những tài liệu lịch sử cổ đại, sau khi khởi nghĩa Tây Sơn bước đầu giành được những thắng lợi vẻ vang, đem lại những quyền lợi thiết thực cho nhân dân lao động . Sau khi Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế đóng đô ở thành Đồ Bàn, nhân dân huyện Tuy Viễn đã góp công xây dựng ngôi nhà của ông bà Hồ Phi Phúc ngay trên nền nhà cũ để thờ ông bà và gọi đó là từ đường của ông bà Hồ Phi Phúc.

Nhưng sau khi Nguyễn Ánh chiếm lại được Phú Xuân, đã tìm mọi thủ đoạn để trả thù phong trào nông dân Tây Sơn. Từ đường họ Hồ này cũng bị phá hủy , để tưởng niệm  những vị anh hùng dân tộc, nhân dân địa phương lập nên ở đó một ngôi đình làng cao to bề thế gọi là đình làng Kiên Mỹ. Đình mượn cớ thờ thành Hoàng, nhưng những sắc phong thành Hoàng của các vua Nguyễn ban cho nhân dân lại đem ra thờ ở một ngôi miếu khác, còn tại đình kiên Mỹ nhân nhân bí mật ngụy trang để thờ ba anh em nhà Tây Sơn.
NISAVA

Hàng năm đến ngày 15 tháng 11 âm lịch dân làng cúng giỗ “Ba ngài Tây Sơn”. Thế nhưng đến năm 1946 đền bị thực dân Pháp đốt cháy; đến năm 1958 nhân dân huyện Bình Khê đóng góp công của xây dựng lại ngôi đình lấy tên Điện thờ “Tây Sơn Tam kiệt”, gắn liền với Điện thờ Tây Sơn là cây me cổ thụ và giếng nước được xây bằng đá ong với đường kính 0,5m. Khu điện thờ “Tây Sơn Tam kiệt” nằm trong quần thể của Bảo tàng Quang Trung, mảnh đất long bàn hổ cứ, địa linh nhân kiệt, tại ngôi Điện, thờ ba vua và các tướng lĩnh phong trào Tây Sơn như : Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm.

Điện Tây Sơn được khởi công trùng tu xây dựng lại từ năm 1999 tại làng Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định, được xây dựng trong khu quy hoạch của Bảo tàng Quang Trung và đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1979.
(Được Bộ VH Quyết định số: 54/QĐ-BVH, ngày 24/9/1979).

2. Di tích lịch sử Bến Trường Trầu

Nơi đây xưa kia là địa điểm giao lưu buôn bán trầu của nhân dân Kiên Mỹ ở thế kỷ 18, trong đó có gia đình ông Hồ Phi Phúc, đồng thời là nơi hội tụ liên lạc tin tức của nghĩa quân Tây Sơn trong buổi đầu khởi nghĩa.

Bến Trường Trầu là di tích gốc, nó được hình thành từ thời kỳ trước cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Lúc này là nơi giao thương buôn bán thịnh vuợng của nhân dân Kiên Mỹ. Đến thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa, đây là một trong những địa điểm giao lưu tin tức chính trị của nghĩa quân Tây Sơn. Cho nên về mặt lịch sử có thể nói bến Trường Trầu là một trong những di tích quan trọng về phong trào Tây Sơn. Ngay những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, nó đóng một vai trò quyết định trong việc giao lưu tin tức giữa hai miền (xuôi và ngược) mở đường cho bước phát triển của phong trào nông dân Tây Sơn đạt đến đỉnh cao.

Di tích được gắn liền với quần thể của Bảo tàng Quang Trung và đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1979. Hiện nay đã được UBND tỉnh đầu tư xây dựng tuyến đường và cảnh quan tại điểm di tích này để phục vụ khách tham quan du lịch.
(Được Bộ VH Quyết định số: 54/QĐ-BVH, ngày 24/9/1979)

3. Di tích lịch sử Gò Đá Đen

Di tích Gò Đá Đen ở làng Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, phủ Qui Nhơn (thế kỷ 18). Sau cách mạng tháng Tám thành công được đổi lại là: thôn Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Nay, thuộc khối I, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
NISAVA
Theo lời kể của các cụ già ở Kiên Mỹ, Phú Lạc trước đây thì Gò Đá Đen xưa kia là một cánh rừng non, cây cối um tùm, bên cạnh là những cách đồng bậc thang màu mỡ. Cho nên Nguyễn Nhạc đã chọn làm nơi trú quân và luyện tập quân sĩ, để giải phóng thủ phủ Qui Nhơn và các vùng lân cận. Trên Gò Đá Đen bây giờ còn lưu lại những tảng đá tự nhiên phủ phục như voi nằm, vì ở đây đá có màu đen nên nhân dân quen gọi là Gò Đá Đen. Tương truyền ngày xưa Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và các chủ tướng của nghĩa quân đã ngồi lên trên những tảng đá này để xem và điều khiển quân sĩ luyện tập.
(Được Bộ VH Quyết định số: 54/QĐ-BVH, ngày 24/9/1979)

4. Di tích nghệ thuật kiến trúc Chăm-Tháp Dương Long

Tháp Dương Long là cả một quần thể ba ngọn tháp nằm gần nhau, đóng thẳng hàng theo trục Bắc Nam, các cửa chính đều quay về hướng Đông. Hiện nay tháp nằm trên địa phận hai thôn Vân Tường, xã Bình Hòa và An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, cách huyện lị chừng 12km về phía Đông.

Tháp Dương Long được xây dựng trên một quả đồi không cao lắm gồm ba ngôi tháp, tháp chính giữa cao 40m, tháp 2 bên cao 38m. Tháp giữa  được xây dựng bằng gạch đỏ nhưng nó được trang trí rất nhiều các tượng và phù điêu bằng đá sa thạch có hình voi và rồng. Bên trên các cửa là các hình chạm nổi trình bày các vũ nữ và sư tử, các quái vật, các súc vật, các phụ nữ và con voi. Chung quanh các đền tháp này vẫn còn giữ được các đường chỉ và đường gờ chạm nổi trên đá granit. Các cửa đều được hợp thành 4 tấm đá nguyên khối và thường cao hơn mặt đất một ít. Bên trong là các vòm cửa thu hẹp lại ở đỉnh như các lò sưởi của một phòng thí nghiệm. Bên đỉnh  của chúng được đắp một bông sen đang nở.

Tháp Dương Long hiện nay đang được trùng tu tôn tạo xây dựng, là địa điểm hấp dẫn với tất cả những ai có dịp thăm quan các di tích Bình Định. Đến đây du khách không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ và huyền ảo của những tòa tháp cổ mà còn có dịp ghé thăm di tích những trung tâm sản xuất gốm lớn trước đây của người Chăm. Đó là trung tâm gốm Gò Hời và Gò Cây Ké.
(Được Bộ VH Quyết định số: 92/QĐ-BVH, ngày 10/7/1980).

5.  Di tích Gò Lăng

Di tích ở tại làng Phú Lạc, ấp Kiên Thành, phủ Qui Nhơn (thế kỷ 18). Sau cách mạng tháng Tám được đổi lại là thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. (Hiện nay là thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
NISAVA
Di tích Gò Lăng không mang tính chất kiến trúc, đây là di tích lịch sử mang tính chất lưu niệm, thể hiện tình cảm của nhân dân đối với người sinh ra vị anh hùng dân tộc.

Thôn Phú Lạc, xã Bình Thành là quê mẹ các thủ lĩnh Tây Sơn, Gò Lăng có nền và vườn nhà của ông bà Hồ Phi Phúc, khi ông từ Tây Sơn Thượng đạo về kết duyên với bà Nguyễn Thị Đồng. Tại nơi đây, chính quyền và nhân dân đã xây dựng đền thờ để thờ cúng ba vua hàng năm vào ngày 14 tháng 11 âm lịch. Di tích toạ lạc tại thôn Phú Lạc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định với diện tích quy hoạch xây dựng hiện nay là 8.000,4 m2 và đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988.
(Được Bộ VH Quyết định số: 1288/QĐ-BVH, ngày 24/9/1988).

6.Từ đường Võ Văn Dũng

Từ đường họ Võ nằm cuối thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (xưa là thôn Phú Lộc, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn), nơi đây là vùng đất hiểm trở: đất hẹp, dân thưa, núi non trùng điệp, dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, khai thác lâm thổ sản và săn bắt. Chính quá trình đấu tranh cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt để tạo dựng cuộc sống đã tôi luyện con người Phú Lộc đức tính cần cù lao động và tinh thần thượng võ. Võ Văn Dũng được tiếp thu tinh thần thượng võ của quê hương mình nên ngay từ nhỏ ông đã học được nhiều môn võ thuật cổ truyền như: cung, đao, kiếm… truyền thống của quê hương. Ông là người thông minh tài trí, lại giỏi võ nghệ nên Võ Văn Dũng sớm được đứng vào hàng tướng lĩnh của quân đội Tây Sơn, tên tuổi của ông gắn liền với những chiến công oanh liệt của dân tộc thời Tây Sơn.

Tộc họ Võ sử dụng nhà từ đường họ để thờ Võ Văn Dũng và đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988 theo Quyết định số: 1288/QĐ-BVH, ngày 24/9/1988.Theo quy hoạch, UBND tỉnh đang có kế hoạch xây dựng mới Đền thờ Võ Văn Dũng trên quê hương của võ tướng, dọc theo con đường đi vào khu du lịch danh thắng Hầm Hô.

7. Khu chứng tích Gò dài

Bình An (nay là xã Tây Vinh) là một địa bàn trọng yếu, phía Đông Bắc là sân bay Phù Cát, phía chính Bắc có núi Trà Ran là một cao điểm lợi hại. Phía Đông có núi Thơm, tuy chỉ cao 80 m nhưng là một căn cứ pháo binh của địch. Toàn bộ địa phận của xã lọt vào giữa một khu vực có nhiều đầu mối giao thông quan trọng. Tỉnh lộ 636 chạy qua mặt Bắc và Đông, nối thông với sân bay, đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A. Mặt phía Nam tiếp giáp với sông Kôn và xa hơn về phía Nam chừng 4 km là con đường huyết mạch số 19 nối liền vùng đồng bằng, duyên hải với Tây Nguyên. Chính vì vậy mà ngay từ đầu, địch đã dùng mọi biện pháp để thiết lập ách kìm kẹp trên địa bàn chiến lược này, là mảnh đất giàu truyền thống thượng võ và quật cường trong đấu tranh cách mạng. Nơi đây đã từng in dấu chân của những người anh hùng đất Tây Sơn, đã từng thấm máu của các nghĩa sĩ chiến đấu dưới cờ của Mai Xuân Thưởng…

Với truyền thống đó, ngày 6-5-1965, vào thời điểm ngụy quân, ngụy quyền đang hoang mang, tan rã trước nguy cơ phá sản hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, nhân dân Bình An đã nhất tề nổi dậy giải phóng quê hương lập nên chính quyền cách mạng.

Để đối phó với những cuộc hành quân chống phá của địch, làng chiến đấu được xây dựng, các đội du kích tổ chức và huấn luyện chu đáo, sẵn sàng sát cánh chiến đấu cùng bộ đội. Khi lính Mỹ và quân chư hầu nhảy vào Bình Định, một trong những mục tiêu của chúng là lại quyền kiểm soát khu vực Bình An. Ngay đầu mùa khô thứ nhất, vào cuối năm 1965, dân làng đã phải chống chọi với một trận càn quét qui mô lớn có sự tham gia của lính Mỹ và Nam Hàn. Sát cánh cùng nhiều bộ đội chủ lực, Bình An đã chiến đấu anh dũng, tiêu diệt nhiều địch (trong đó có 150 tên Mỹ), đập tan cuộc hành quân này.Chỉ trong hơn một tháng (từ ngày 23/1 đến 26/2/1966), tại Bình An, lính Nam Triều Tiên đã càn quét đốt sạch nhà cửa, tài sản và sát hại trên 1.000 thường dân vô tội, hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em.
NISAVA
Để tưởng nhớ lại những người dân vô tội ngã xuống bảo vệ xóm làng, tại Gò Dài nơi diễn ra vụ thảm sát, người dân đã lập nên khu tưởng niệm. Qua thời gian, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, khu tưởng niệm đã được xây dựng khang trang tại thôn An Vinh, xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định với diện tích quy hoạch xây dựng hiện nay là 3560m2 và đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia vào năm 1988 theo Quyết định số: 1288/QĐ-BVH, ngày 24/9/1988. Hàng năm vào ngày 26/2, chính quyền địa phương cùng với người dân tập trung tại khu tưởng niệm này để tưởng nhớ hàng ngàn nạn nhân của vụ thảm sát Bình an, tố cáo tội ác của bọn Đế quốc Mỹ và Chư hầu nam Triều Tiên, biến đau thương, căm thù thành hành động cách mạng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

8. Di tích Lăng Mai Xuân Thưởng

Mai Xuân Thưởng lúc nhỏ tên Mai Văn Siêu, sinh năm 1860 tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), xuất thân trong một gia đình quan lại, thuở nhỏ vốn tính thông minh và ham học khiến mọi người phải thán phục, lớn lên được cụ tú Lê Duy Cung tận tâm chỉ dạy cả văn lẫn võ.

Thế kỷ thứ 19 là thời kỳ đất nước ta đầy biến động, triều đình nhà Nguyễn trước vận mệnh tồn vong của đất nước đã phản bội lại dân tộc đầu hàng vô điều kiện thực dân Pháp. Trước cảnh nước mất nhà tan, dù được đào tạo trong môi trường nho giáo, đạo thánh hiền và thuyết trung quân luôn ràng buộc Mai Xuân Thưởng, nhưng trước sự hèn nhát của vua tôi triều Nguyễn, nhân dân phải sống dưới gót giày xâm lược, nên Mai Xuân Thưởng đã đoạn tuyệt với thuyết trung quân đứng về phía dân.

Tại Bình Định, sau khi chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi ban ra, đã dấy lên một phong trào hưởng ứng rầm rộ của các sỹ phu yêu nước, đứng đầu là Đào Doãn Địch, ông đã tập hợp lãnh đạo nhân dân đánh chiếm thành Bình Định, nhưng do vũ khí chủ yếu là thô sơ lại chưa có kinh nghiệm cho nên đến tháng 9/1885 thành Bình Định bị Pháp đánh chiếm lại. Nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của ông đã kéo lên vùng núi hiểm trở thuộc tổng Phú Phong (nay là TT Phú Phong, huyện Tây Sơn) dựa vào núi rừng hiểm trở để xây dựng căn cứ. Ngày 20/9/1885, Đào Doãn Địch không may qua đời trao toàn bộ binh quyền cho Mai Xuân Thưởng, lúc bấy giờ ông mới 25 tuổi. Mai Xuân Thưởng  chọn vùng núi Lộc Đổng ở phía tây tổng Phú Phong (nay thuộc TT Phú Phong, huyện Tây Sơn) làm đại bản doanh tập hợp luyện tập nghĩa quân, lãnh đạo phong trào Cần Vương giành nhiều thắng lợi.

Mộ Mai Xuân Thưởng trước kia chôn ở Phú Lạc, sau đó chuyển về lăng xây dựng vào năm 1961 nằm dưới chân núi Ngang dọc quốc lộ 19 thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định và đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1995 theo Quyết định số: 1568/QĐ-BVHTT, ngày 20/9/1993.Năm 2007 UBND tỉnh quy hoạch mở rộng khu di tích để xây dựng điện thờ và trùng tu lăng với diện tích là 9.764m2.

9. Đền thờ đô đốc Bùi Thị Xuân

Bùi Thị Xuân là người ở thôn Xuân Hòa, phía nam sông Kôn huộc tổng Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ  Quy Nhơn  (nay thuộc thôn Phú Xuân, TT Phú Phong, huyện Tây Sơn , tỉnh Bình Định).NISAVA

Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, Bùi Thị Xuân sớm được học văn và học võ. Tương truyền, bà là người có nhan sắc, khéo tay và viết chữ đẹp. Đến khi theo học võ với Đô thống Ngô Mạnh, bà cũng nhanh chóng thành thạo, nhất là môn song kiếm. Nhờ vậy sau này, bà đã dùng kiếm để giải nguy cho Trần Quang Diệu khi vị tráng sĩ này bị một con hổ dữ tấn công. Và cũng từ lần gặp này này mà hai người trở thành vợ chồng khi ông Diệu đến ở nhà bà để trị thương, rồi cùng nhau về tòng quân dưới ngọn cờ Tây Sơn ở chiến khu Phú Lạc.

Bùi Thị Xuân là nữ tướng tài ba kiệt xuất thời Tây Sơn, tên tuổi của bà chẳng những đã được tạc vào bia đá, sử sách mà còn được lớp lớp thế hệ con cháu Việt Nam nhắc đến với một niềm kiêu hãnh và tự hào vô biên, chính vì thế đền thờ Bùi Thị Xuân là nơi thờ tự để con cháu và du khách bốn phương đến tưởng niệm bà được xây dựng trên khu đất mới có tổng diện tích 5.191m2 , giáp Quốc lộ 19, cách Từ đường họ Bùi khoảng 500m về hướng nam. Kiến trúc đền thờ theo phong cách nhà lá mái, ba gian hai chái và có thêm phần cổ lầu. Hướng chính của đền thờ là hướng đông – nam. Luôn được đón gió tốt và mát mẻ. Hàng năm vào ngày mùng 6 tháng 11 âl, con cháu tộc họ Bùi ở khắp nơi lại về đây cùng với chính quyền và  nhân dân địa phương long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ Bùi nữ tướng, người con ưu tú của dòng họ và quê hương.

10. Di tích nghệ thuật kiến trúc Chăm-Tháp Thủ Thiện

Tháp Thủ Thiện là một trong 13 tháp chàm hiện nay còn lại trên đất Bình Định, một di tích kiến trúc mang một đặc trưng riêng của phong cách Bình Định. Việc bảo tồn và giữ gìn loại di tích này là một công việc cần thiết cho việc nghiên cứu về các lĩnh vực khảo cổ, mỹ thuật, tôn giáo và nhà nước Champa trong lịch sử.

Thủ Thiện là ngôi tháp nghệ thuật kiến trúc Chăm được xây dựng vào đầu thế kỷ 12, toạ lạc tại thôn Thủ Thiện Thượng xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Diện tích quy hoạch khu di tích là 3029,9m2, đã được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích nghệ thuật kiến trúc Chăm vào năm 1993, theo Quyết định số: 1568/QĐ-BVHTT, ngày 20/9/1993.
Hiện nay đang xúc tiến quy hoạch xây dựng tuyến đường từ quốc lộ 19 vào và trùng tu Tháp.

7 Di tích Lịch sử Văn hóa Danh lam Thắng cảnh được UBND tỉnh quyết định cho bảo vệ

1. Danh thắng Hầm Hô

Hầm Hô trước đây thuộc thôn Phú Mỹ, tổng Phú Phong. Ngày nay thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn. Từ thị trấn Phú Phong, huyện lỵ của Tây Sơn, rẽ tay trái theo một con đường lớn đi khoảng 5km thì đến điểm này.

Như một sự gặp gỡ không hẹn trước, Hầm Hô trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, là lực lượng của du kích xã Bình Tường, Bình Phú. Và cũng chính nơi đây, cũng là căn cứ của lực lượng bộ đội huyện Tây Sơn. Trong chiến tranh ai ai không nhớ cái tên Hang Ông Sâm – người chỉ huy sản xuất vũ khí tự tạo của bộ đội huyện ở đây.

Hầm Hô, không biết tự bao giờ lại có cái tên gọi như vậy, cho đến nay người dân ở đây cũng không biết được xuất xứ của nó. Cả thắng cảnh là một khúc sông dài chừng 2km, rộng từ bên này sang bên kia 30km, hai bên có những tảng đá dựng đứng, trên đó là cây cối xanh tốt, ven bờ có các cây mọc lưa thưa, buông xuống lòng sông những chùm rễ dài rất đẹp. Khúc sông này từ xưa nhân dân ở đây đã cho đắp, chắn bằng con đập bồi, ngăn nước dâng lên cho chảy vào mương dẫn tưới cho những cánh đồng ớt Bình Phú.
NISAVA
Vào mùa nước lớn, họ lại tháo bờ đập cho nước chảy – vào mùa khô lại đắp chắn lại. Ở đây còn lưu truyền một câu chuyện: Để giúp con người đỡ vất vả đắp đập, có một hòn đá lớn tự nhiên trồi lên chắn giữa ngăn bờ đập và nước cứ thế tự dâng lên tràn vào mương dẫn nước, nhưng có một năm trời mưa lũ rất to, hòn đá bị trôi đi mất, cho nên sau này nhân dân lại phải tiếp tục đắp đập bổi như cũ. Thời gian sau này bờ đập này đã làm bằng bê tông kiên cố.

Đến Hầm Hô, ta nghe người dân ở đây đặt cho những khúc sông, từng hòn đá như: hòn Ông Táo, hòn Ông Voi, khúc sông Trời Lấp, hòn Xoay, hòn Cồng Cộc, vũng Cá Rói, và có cái tên ngộ nghĩnh nữa: “hòn Bóp Vú”…

Ngoài ra vào mùa hè nóng bức, nơi đây cũng là nơi du khách trong vùng và học sinh đến đây du ngoạn và cắm trại.
Ngày nay, Hầm Hô là địa chỉ du lịch khá hấp dẫn đối với du khách, vào nơi đây du khách có thể đi bộ len lỏi trên hai bên bờ sông hoặc đi bằng thuyền trên đoạn mương lập đổng và trên dòng sông nhấp nhô toàn là đá. Đến nơi đây du khách được hưởng một không khí trong lành , nghe chim thú kêu , nhìn thấy cá bơi lội , thưởng thức các món ăn đặc sản …
(Quyết định số: 278/QĐ-UBND tỉnh Bình Định, ngày 17/2/1995).

2. Di tích Chiến thắng Thuận Ninh

Thuận Ninh (thuộc xã Bình Tân, huyện Tây Sơn) là một thung lũng lớn nằm ở phía Đông Bắc huyện, nơi giáp ranh với huyện Phù Cát. Địa hình tự nhiên đã biến nơi đây thành một vùng đất có vị trí đặc biệt.
Chiến thắng Thuận Ninh là trận đánh tiêu biểu của các lực lượng vũ trang trận đầu đánh Mỹ và thắng Mỹ; là tiếng súng mở màn giòn giã cho phong trào thi đua lập công “Quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” trên chiến trường Quảng Ngãi – Bình Định trong những năm kháng chiến, cứu nước 1955 – 1975.

Ngày 18/9/1965, đúng 7 ngày sau khi Sư đoàn Không vận số 1 của Mỹ đặt chân lên đất nước ta và là ngày thứ 3 Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Tây Sơn (thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng) tới Thuận Ninh.5 giờ 30 phút,sáng ngày 18, hai chiếc máy bay trinh sát L.19 đã quần đảo trên bầu trời Thuận Ninh, rồi tiếp đó hàng chục chiếc máy bay của Mỹ từ nhiều hướng nối đuôi nhau trút xuống thung lũng Thuận Ninh hàng trăm lượt bom đạn thuộc khu vực soi Đậu Nành (thôn Thuận Ninh, xã Bình Tân) và khoảng nửa giờ sau, 45 chiếc trực thăng chở đầy lính Mỹ ào ạt laotới, đổ quân xuống Gò Đồi.Đây là cuộc đổ bộ đường không đầu tiên với quy mô lớn của Mỹ được triển khai trên chiến trường Bình Định.

Nhờ chủ động, không bị bất ngờ với tinh thần quyết đánh quyết thắng ngay từ phút đầu quân và dân ta đã nổ súng đánh chặn địch quyết liệt. Với tinh thần mưu trí, kiên cường, các lực lượng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương đã triên khai phương án tổ chức xuất kích nhỏ, diệt từng phân đội Mỹ.

Thuận Ninh ngày nay không chỉ là di tích lịch sử chỉ nhằm để giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ mà còn là một thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, một địa chỉ du lịch dã ngoại đẹp và thơ mộng. Về Thuận Ninh, về căn cứ địa cách mạng, thăm chiến trường xưa và thưởng ngoạn những cảnh sắc đẹp đẽ của tự nhiên.Di tích Chiến thắng Thuận Ninh đã được UBND tỉnh xếp hạng năm 1998, theo Quyết định số: 4290/QĐ UBNDtỉnh Bình Định, ngày 16/02/1998.
NISAVA
3. Di tích Huyện đường Bình Khê

Huyện Bình Khê được thành lập năm Đồng Khánh thứ ba (1888) , huyện đường đặt tại thôn Hữu Giang, tổng Vĩnh Thạnh. Đến năm Thành Thái thứ tư (1892), huyện đường dời sang địa phận thị tứ Đồng Phó thôn thượng Giang, tổng Vĩnh Thạnh (nay là thôn thượng Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn). Năm Bảo Đại thứ tư (1929), huyện đường dời xuống Gò Sặt, thôn Trinh Tường (nay là xã Bình Tường) .Năm Bảo Đại thứ 17(1942) huyện lỵ dời xuống Phú Phong và đóng đô luôn cho đến nay.

Thời kỳ Huyện đường Bình Khê đóng tại Đồng Phó, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (Nguyễn Sinh Sắc), thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được triều đình Huế bổ nhiệm làm tri huyện từ tháng 7/1909 đến tháng 01/1910. Phó bảng Nguyễn Sinh Huy là một sĩ phu yêu nước, một nhà khoa bảng vốn không muốn làm quan, cụ là người đầy lòng thương dân nghèo, căm ghét bọn cường hào sâu dân mọt nước.

Trên đường rời Huế vào Nam, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã đến Bình Khê thăm thân sinh.

Di tích Huyện đường Bình Khê toạ lạc tại thôn Thượng Giang 2 xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Xưa kia huyện đường nằm hướng mặt về phía đông, trông ra dòng sông Kôn , nhìn xuống phía dưới có hai mỏm núi ở hai bên : bên phải là núi Hữu Giang, bên trái là hòn Lãnh Lương , Công đường kiến trúc kiểu chữ “Môn”, dãy chính là nơi Tri huyện làm việc hai bên là nơi làm việc của Lại mục, Thừa phái và lệ mục. Di tích đã được UBND tỉnh ra quyết định cho bảo vệ năm 2000.
Quyết định số: 426/QĐ-UBND tỉnh Bình Định, ngày 24/2/2000

4. Di tích khu lò gốm cổ Gò Hời

Gò Hời là di tích một lò gốm cổ của người Champa, một trong những trung tâm sản xuất gốm dân dụng và gốm kiến trúc phục vụ cho các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng và thương mại của vương quốc Champa trong lịch sử. Địa chỉ của một là gốm cổ thời Chăm Pa ở Bình Định được khai quật vào năm 2002 với kết quả phát hiện một lò nung còn tương đối nguyên vẹn với những sản phảm được sản xuất tại khu lò này mang phong cách gốm Chu Đậu thời Lê ở phía Bắc Việt Nam, gốm men Bình Định.

Khu lò gốm cổ Gò Hời toạ lạc tại thôn Nhơn Thuận xã Tây Vinh huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định, đã được UBND tỉnh Bình Định ra quyết định cho bảo vệ di tích năm 2003.
Quyết định số: 8738/QĐ-UBND tỉnh Bình Định, ngày 20/10/2003

5. Di tích Mộ Võ Xán
NISAVA
Mộ Võ Xán tọa lạc trong thửa đất số N+ 80G theo bản đồ địa chính xã Bình Hòa. Phía tây giáp đất màu và đường liên xóm, phía bắc giáp đất gò và bàu Giếng, phía đông giáp đất màu và gò nghĩa địa, phía nam giáp đường liên xóm, mặt chính khu mộ nhìn về hướng tây bắc theo con đường liên xóm dẫn vaof thôn Vĩnh Lộc. Ngôi mộ có bình đồ hình chữ nhật kiến trúc kiểu hiện đại, chiều dài 4,3m, chiều rộng 3m. Có tường rào bao quanh dài 9,4m, 7,15m, cao1,5m. Lối đi vào ở mặt trước mộ có cửa làm bằng khung sắt, khoảng sân quanh mộ lát gạch hoa, phía trước trồng 2 cây sứ và một số cây cảnh khác.

Võ Xán tên thật là Võ Hà sinh ngày 08/12/1914 tại làng Vĩnh Lộc, tổng Phú Phong, huyện Bình Khê (nay là thôn Vĩnh Lộc, xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn), gia đình thuộc tầng lớp phú nông. Ngay từ nhỏ Võ Hà tỏ rõ tính cương trực, khí khái, hiếu học, ham hiểu biết, tếp thu nhanh những tri thức mới và căm ghét sự bóc lột những nhiễu của thực dân phong kiến. Võ Xán là một chiến sỹ cộng sản tham gia tích cực trong các phong trào yêu nước đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến từ năm 1927-1945, ông là người đứng ra tổ chức và lãnh đạo nhân dân đứng ra chớp lấy thời cơ đứng lên giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vào ngày 23/8/1945, đồng chí giữ chức vụ chủ tịch UBND cách mạng lâm thời tỉnh Nguyễn Huệ (tức tỉnh Bình Định ngày nay) và mất ngày 27/8/1945.

Với công lao và cống hiến to lớn tiêu biểu thời kỳ tiền khởi nghĩa tại Bình Định của đồng chí Võ Xán, ngôi mộ liệt sỹ Võ Xán được chính quyền và nhân dân xây dựng vào năm 1994 tại thôn Vĩnh Lộc xã Bình Hoà huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định. Khuôn viên khu di tích đã được quy hoạch diện tích 4.959,2m2 để có kế hoạch đầu tư xây dựng trong những năm đến, di tích đã được UBND tỉnh Bình Định ra quyết định bảo vệ năm 2003.
Quyết định số: 8740/QĐ-UBND tỉnh Bình Định, ngày 20/10/2003

6. Di tích Đền thờ Văn Phong

Ông Văn Phong người thôn Mỹ Đức, xã Tây An, huyện Tây Sơn. Tiền hiền có công khai khẩn công trình thủy lợi, ông là người có công “dẫn thủy nhập điền” hình thành nên một hệ thống kênh mương tưới tiêu cho 7 xã của huyện Tây Sơn và xã Nhơn Mỹ của huyện An Nhơn.

Di tích Đền thờ Văn Phong trong khuôn viên di tích hiện nay còn gồm đình làng; bên phải là đền thờ ông Võ Đình Luông nay đã bị sập mái; bên trái miếu thờ ông Văn Phong. So với khuôn viên kiến trúc đình làng, Miếu Văn Phong được xây dựng quá đơn giản, hướng của Miếu cùng với hướng của đình là hướng bắc nằm song song với đình làng. Về kiểu dáng , Miếu cũng có dáng cổ theo kiểu nhà thờ, phía trước tạo hàng hiên có các trụ đỡ, hai bên trụ vuông, bên trong mặt trước đề 2 câu đối.

Khoảng chính giữa hình cuốn thư bên trong đề 3 chữ “Văn Phong Đường” , bộ mái đơn giản, không có trang trí gì phức tạp mái lợp theo kiểu ngói “Hải Phòng” sản xuất tại Tây Sơn. Đối với Miếu Văn Phong nó không có mục giá trị thẩm mỹ, khoa học phần nào dó chỉ có giá trị lịch sử văn hóa . Về giá trị lịch sử, việc xếp hạng di tích Miếu Văn Phong là công nhận nhân vật của Tây Sơn , Bình Định trong lịch sử một nhân vật không chỉ có công khai phá mở mang vùng đất mới mà còn sáng tạo ra cách khai thác dòng chảy tự nhiên đưa nước về tưới đồng ruộng. Hiện nay hệ thống kênh mương Văn Phong được nâng cấp và tái tạo lại một cách quy mô và hoành tráng hơn.
Quyết định số: 618/QĐ-UBND tỉnh Bình Định, ngày 09/11/2012

7. Di tích lịch sử Lăng mộ Hiển tổ khảo Tây Sơn Tam kiệt

Di tích lăng mộ tổ các thủ lĩnh Tây Sơn thuộc đội 4, thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, cách trung tâm huyện Tây Sơn 3km về hướng Tây Bắc. Khách có thể đi đến di tích bằng nhiều con đường và phương tiện khác nhau, nhưng tiến đường thuận lợi nhất là từ quốc lộ số 1 ngã ba cầu Bà Di theo quốc lộ 19 đi đến thị trấn Phú Phong, qua cầu Kiên Mỹ đến Bảo tàng Quang Trung từ đây đi theo con đường bê tông liên thôn Phú Lạc về hướng Tây Bắc là đến di tích.NISAVA

Đây là một di tích thời Tây Sơn còn tương đối nguyên vẹn trên quê hương người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. Sự hiện diện của di tích Lăng mộ tổ các thủ lĩnh Tây Sơn đã góp phần không nhỏ vào việc nghiên cứu nguồn gốc của họ Hồ ở Đàng Trong sau bao biến động lịch sử. Với di tích này chúng ta có thêm một mô hình về lăng mộ cùng với các họa tiết, hoa văn, kỹ thuật xây dựng theo phong cách riêng của Hoàng triều Tây Sơn.

Ngôi mộ cổ nằm ở phía đông khu vực di tích Gò Lăng Phú Lạc, thôn phú Lạc, theo tấm bia ghi lại, được dịch là ngôi mộ tổ nhà Tây Sơn.
Quyết định số : 685 /QĐ-UBND tỉnh Bình Định, ngày13/12/2012

Theo Tayson.binhdinh.gov.vn
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *