Dạy Nấu Ăn – Với đôi tay khéo léo, người học làm bếp chế biến bột thành sợi bột với những hình dạng, mùi vị khác nhau, mang đến cho món ăn sức hấp dẫn đặc biệt. Hãy cùng vào bếp học nấu ăn các món ăn ngon được chế biến từ sợi mì nhé.
Bột gạo, bột mì, bột năng… là thành phần chính của nhiều loại thực phẩm quen thuộc hằng ngày mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Dưới đôi tay khéo léo của người đầu bếp, những loại bột này được chế biến thành từng sợi bột với những hình dạng, mùi vị khác nhau, mang đến cho món ăn sức hấp dẫn đặc biệt.
Tempura Udon: Món ăn truyền thống của người Nhật
Mì Udon có xuất xứ từ Trung Quốc, du nhập vào Nhật Bản vào thế kỷ thứ VII, ban đầu được dùng làm món ăn nhanh. Mì Udon tại Nhật được chia thành nhiều tên gọi khác nhau để phân biệt như: Oshi-bori Udon, Hotou-Udon, Sanuki-Udon, Kake-Udon… Theo truyền thống, mì Udon được dùng chung với nước luộc thịt, ăn kèm với trứng chiên, các loại rau, cá, bánh bao, thịt lợn muối, tôm chiên. Khi ăn mì, người Nhật phải ăn hết từng cọng mì không được cắn ra.
Mì Udon được dùng chung với nước luộc thịt, ăn kèm với trứng chiên, các loại rau, cá, bánh bao, thịt lợn muối, tôm chiên.
Nguyên liệu:
Tôm sú tươi: 350g
Mực ống nhỏ: 100g
Cá hồi: 100g
1 gói mì Udon khô, 30g nấm đông cô khô, 50g hành lá, 100g bột tempura, 1 quả trứng gà.
Nước dùng: 800ml nước dùng thịt, 25ml rượu mirin, 25ml nước tương Nhật, 1 thìa súp bột nêm cá Nhật (dashi), 1 thìa cà phê đường, dầu ăn để chiên.
Cách nấu ăn ngon:
Tôm sú bóc vỏ, chừa đuôi, lấy chỉ lưng. Mực ống thái khoanh nhỏ. Cá hồi thái miếng vừa.
Mì Udon luộc chín trong khoảng 5 – 6 phút, vớt ra ngâm với nước đá, xóc tơi, để ráo nước. Nấm đông cô ngâm mềm, cắt bỏ chân, rửa sạch, luộc kỹ cho bớt mùi hôi, vắt nhẹ, xắt miếng nhỏ. Hành lá cắt khúc ngắn khoảng 3cm.
Nước dùng: Cho nước dùng vào nồi cùng với nước tương rượu mirin, bột nêm cá, đường. Nêm nếm lại nước dùng cho vừa ăn, trút nấm, ½ tôm, mực, cá hồi vào nấu sôi trở lại, tắt bếp.
Trứng gà đánh tan, trộn dều với bột tempura thành hỗn hợp hơi sệt lại. Đun nóng dầu ăn, nhúng tôm vào bột, cho vào chảo chiên giòn, vớt ra để ráo dầu.
Cho mì Udon vào tô, cho hành lá lên, chan nước dùng vào, dùng kèm với tôm chiên giòn.
Chow Mein: Nét văn hóa của người Hoa
Mì là một thành phần không thể thiếu trong ẩm thực của người Trung Quốc. Trong thời gian đầu, người Trung Quốc gọi mì là “bánh canh”. Ngày nay, tại Trung Quốc, có rất nhiều loại mì khác nhau, được làm từ bột mì, bột gạo hoặc tinh bột đậu xanh. Khác với các loại mì Ý, khi làm mì, người Trung Quốc thường cho thêm bột muối vào trong bột vì thế khi luộc thường không cần thêm muối. Ở Mỹ, món mì Chow Mein khá phổ biến.
Mì là một thành phần không thể thiếu trong ẩm thực của người Trung Quốc
Nguyên liệu:
Mì đậu xanh: 1 gói
Tôm sú tươi: 350g
Bắp non: 100g
200g bông cải xanh, trắng, 1 củ cà rốt, 2 thìa súp dầu hào; Nước tương, muối, tiêu xay, bột bắp, mè rang, hành tây băm, dầu ăn, hành, ngò.
Học nấu ăn ngon:
Mì luộc chín trong khoảng 5 – 6 phút, vớt ra xóc đều với ít dầu ăn cho mì khỏi dính.
Tôm sú rửa sạch, bóc vỏ, lấy chỉ đen ở lưng. Ướp tôm với một ít dầu hào, nước tương, muối, tiêu xay, bột bắp, để thấm trong khoảng 20 phút.
Nước xốt: Cho dầu hào, nước tương, bột bắp và 3 thìa súp nước vào chén, quậy tan đều.
Bông cải tách nhánh nhỏ. Bắp non cắt bỏ gốc. Trụng sơ bông cải, bắp non. Cà rốt gọt vỏ, bào sợi vừa. Hành, ngò rửa sạch, xắt nhỏ.
Làm nóng chảo với ½ dầu ăn, phi thơm một ít hành tây băm, trút tôm vào xóc đều, nhanh tay, trút tôm vào chén. Dùng lại chảo, châm thêm dầu ăn, phi thơm hành tây băm, trút bông cải, bắp non, cà rốt vào xào chín, nêm muối, tiêu vừa ăn. Cho nước xốt dầu hào vào, trút tôm, mì vào trở lại, xóc nhanh tay, tắt bếp.
Cho mì ra đĩa, rắc hành, ngò, mè rang lên, dùng nóng.
Bánh canh: Điểm tâm sáng của người Việt
Bánh canh là một món ăn được ưa chuộng tại Việt Nam, đặc biệt là ở Miền Nam. Bánh canh được làm từ bột gạo, bột mì, bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Có khá nhiều loại bánh canh khác nhau và tùy vào mỗi loại mà nguyên liệu, nước dùng cũng khác nhau. Ví dụ như: bánh canh Trảng Bàng, bánh canh cua, bánh canh Huế, bánh canh khô… Người Việt thường dùng bánh canh cho bữa điểm tâm sáng hoặc ăn khuya.
Bánh canh là một món ăn được ưa chuộng tại Việt Nam, đặc biệt là ở Miền Nam.
Nguyên liệu:
Giò heo: 1 cái
Bánh canh: 500g
Củ hành tím: 100g
1 củ hành tây, 1 củ cải trắng, 1 củ cà rốt, 1 củ gừng, 30g đường phèn.
Đồ ăn kèm: Giá sống, hành ngò, ớt băm, hành phi.
Gia vị: Muối, tiêu, nước mắm.
Cách làm bánh:
Giò heo rửa sạch, lạng lấy phần thịt bên trên bắp đùi, dể riêng, chặt giò thành khoanh vừa ăn. Hành tím nướng sơ, lột vỏ lụa, đập giập. Hành tây lột vỏ lụa, xắt làm 4. Củ cải trắng, cà rốt bào vỏ, xắt khoanh vừa. Gừng gọt vỏ, xắt lát dày. Giá trụng qua nước nóng. Hành, ngò cắt khúc ngắn.
Cho giò heo vào một ít nước, đun sôi, đổ nước luộc, châm nước mới vào hầm cho nước sôi kỹ, cho gừng, hành tây, hành tím, củ cải trắng, cà rốt, đường phèn, muối vào. Hầm giò trong khoảng 1 tiếng cho giò chín mềm, tiết ra vị ngọt là được. Phần thịt đùi ướp với một ít muối, hạt nêm, cho vào nước hầm giò luộc chín kỹ, dùng vá hớt bỏ bọt cho nước dùng trong.
Thịt đùi chín, vớt ra, để nguội, xắt thành lát mỏng. Bánh canh trụng sơ, cho vào tô, xếp giá vào, cho hành ngò, thịt xắt lên trên, rắc tiêu, ớt xay vào, ăn kèm nước mắm ớt mặn.
Nguồn: Học Nấu Ăn Online
Mì Udon được dùng chung với nước luộc thịt, ăn kèm với trứng chiên, các loại rau, cá, bánh bao, thịt lợn muối, tôm chiên.
Mì là một thành phần không thể thiếu trong ẩm thực của người Trung Quốc
Bánh canh là một món ăn được ưa chuộng tại Việt Nam, đặc biệt là ở Miền Nam.