(Tiếp theo) – Ngày thứ 3 trong chuyến đi, cũng là ngày sẽ về. Đây là lần đầu tiên trong những chuyến phượt mà bọn mình đã qua: địa điểm dự định đến bị thay đổi bằng một nơi khác. Vậy nhưng, biển Lộc An có lẽ vẫn đẹp, vẫn thôi thúc bọn mình ‘càn quét’ một lần khác khi điều kiện đầy đủ hơn.

< Chờ… mực muốn méo mỏ!

Riêng Long Hải thì bây giờ như vậy đấy. Một ít thay đổi tại Mộ Cô là xót người yêu thiên nhiên, vậy nhưng vùng biển này vẫn thật xứng đáng để bạn đến nếu thích du lịch một vùng biển.

< Cà phê đá ly cối, uống một lần sẽ ‘nhớ mãi không quên’. Nhưng bạn đừng quên lời khuyên của mình nhé: hãy uống nước ngọt chai hay trà đá…

Sáng ngày này, lấy dự định ra cơm tấm Diễm… nhưng ‘nửa kia’ chợt khám phá ra một quán nhỏ bán bánh ướt ven đường TL44A, đối diện trường THCS Phạm Hồng Thái (tại đây). Bánh ướt tráng tại chỗ, nhiều chả, ngon nhưng giá chỉ 15k/dĩa.

< Công trình ‘phá hoại mũi đá’ vẫn đang thi công cầm chừng với dăm ba công nhân.

Trở ngược lại Mộ Cô uống cà phê, quán ông già ngày xưa nay không còn. Thay thế bằng 2 quán khác, che chắn dã chiến nhưng rộng rãi hơn. Mình tấp xe vào quán bìa, cạnh cái công trình phá hoại mũi đá rồi kêu ly cà phê…

< Sóng trên biển xanh. Các ghe và thúng đã câu và lưới cả đêm giờ này bắt đầu trở về với hải sản tươi roi rói.

Anh chủ đưa ra một… ly cối cà phê đá khiến mình trông ‘quen quen’ với hồi ức cũ. Bắt chuyện, hóa đây đây là con bố già! Gen của người tiền nhiệm khiến cà phê của anh cũng là ‘ly cối’, rất… dở dù hơn được ly cối cà phê cha ông ‘một bậc’ (he he).

< Vậy nhưng thúng quen không có mực. Hùng chủ quán mượn con xế của mình chạy ra chợ mua. Anh chàng có xe đó chứ, vậy nhưng lại muốn chạy thử chiếc Win (chẹp, xin đừng quên Win vừa… lòi phèo ở đầu chuyến đi!).

Hồi sau lại xoay ra chuyện mực tươi: một kg đem từ biển lên là 70k, nếu cô chú muốn mua thì con mua dùm rồi nướng lên đem về. Mình không hảo chuyện chờ đợi nên tán ra, ‘nửa kia’ thích nên cứ bàn vào – vậy là dặn nửa ký (do chỉ có bà xã khoái thôi).

< Tầm 20 phút sau thì mực về, đây là cảnh làm mực. Mấy con quái vật này tươi rói hương vị biển.

Nửa ký mực này khiến mình mòn mỏi chờ mua (anh chàng ra chợ mua vì thúng quen về sau chuyến câu đêm trên biển không có mực), chờ làm mực, chờ nướng… đến tận 10h, không còn thời gian ra bãi đá đèo Nước Ngọt luôn.

< Chủ nhân của quán đây (phía phải): Hùng, người nối nghiệp từ bố già – thừa hưởng luôn cách pha chế cà phê Lôi Ký, nói nôm na là ‘ly cối’ (vui thôi nha).
Mặc áo trắng là ông tài xế xe 17 chỗ vừa chở khách đến…

Vậy nhưng khi về đến nhà: mực đem xào hay nấu lẩu lại… dai nhách, măm muốn trẹo hàm! Có lẽ dòng hải sản này chỉ thích hợp với các bạn trẻ hàm khỏe, nướng rồi nhấm nháp tại chỗ dưới các tán cây mát rượi ở Mộ Cô.

< Khách của bác tài này là một mớ quân nhân: sếp tóc bạc phía trên gọi nước, đặt bàn cúng kiến (quân đội cũng cúng luôn), lính trẻ phía dưới bãi đang thao tác gì đó…

70k/kg tươi rói, rẻ rề đó chứ? Nếu bạn muốn cắm trại tại đây, hãy liên hệ anh chủ quán này để được giúp đỡ (dĩ nhiên có thể có chút phí), anh tên Hùng (nhắn nhỏ: nhớ đừng uống cà phê). Còn nếu chịu lăn lộn thì cứ canh thúng tấp vô hỏi mua. Bạn cũng có thể chạy thẳng ra chợ hay bến cá để mua, giá sẽ còn thấp hơn nữa đấy.

< Họ nhắm dọc theo bãi rồi bắn bùm. Đầu đạn súng hơi mang theo dây, khi chạm mặt biển lập tức phình phao hơi. Họ thu đây và phao lại rồi ghi số liệu gì đó.
Mình tò mò hỏi, sếp giả lơ: có lẽ ‘bí mật quân sự’. Dấu thì thôi, he he…

Bến cá ở đây hoặc ở đây – chợ Long Hải ở đây.

< Lúc này, mấy con quái vật mới lên lò – hứa hẹn việc… chờ mệt xỉu.
Định tiết kiệm thời gian bằng cách lấy xe chạy ra bãi đá Đèo Nước Ngọt nhưng giấc này nắng quá rồi, nửa kia sợ đen.
Vậy là mình tháo cái đồng hồ đeo tay ra phơi nắng: hôm qua tắm biển, quên cởi nên nước thấm vào, mặt kính lờ mờ dù vẫn tic tac.

< Cuối cùng, việc gì phải đến cũng sẽ đến: mực chín (viva!). Trả tiền, tạm biệt anh chàng dễ mến rồi đi.
Về nhà nghỉ, tạm biệt lần nữa với chỉ chủ và lên đường về. Bạn thấy mình… oai phong không (khặc khặc…).

< Đường về chạy theo hướng TL44A, ngõ này sẽ ngắn hơn lối cầu Cửa Lấp dăm bảy cây số.
Phía trước, bên phải là nhà thờ Giáo xứ Hải Lâm, xa hơn là Núi Đá Dựng.

< Nhà thờ giào xứ Hải Lâm đây, xây theo kiến trúc VN canh tân, đẹp và hài hòa.

< Ngã 3 TL44A với con đường 36 mới mở, chạy thẳng ra đèo Nước Ngọt.

< Lúc rời Long Hải, bọn mình chạy ngang ngã 4 có quầy chiên quẩy và bánh tiêu, vậy là mua một mớ. Đến chỗ này thấy cảnh vật đẹp nên dừng xe, ‘xử lý luôn món bánh giòn giòn.

< Ngọn núi người địa phương gọi là Núi Đá Dựng, trùng tên với một thắng cảnh đẹp (còn gọi là Châu Nham Sơn) thuộc xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên.

Màu đo đỏ bạn thấy trong ảnh là mấy cây phượng trổ hoa đỏ rực.
Có người đàn ông chăn bầy dê này. Thấy ông nhìn, vậy là ‘nửa kia’ đem túi bánh tiêu lại mời, khuyến mãi thêm vài nắm kẹo để ông đem về cho bọn trẻ.

< Lại lên xe đi, đây vẫn là TL44A đoạn đường thuộc xã An Ngiã, huyện Long Điền.

< Đoạn đường này tốt, tương đối ít xe – kéo dài đến thành phố Bà Rịa, ngay bùng binh ngã 5 Vũng Tàu. Bùng binh này cũng là điểm giao cắt với QL55, đường Trường Chinh (cũng là QL51) cùng vài nhánh nhỏ khác.
Rặng núi phía trái ảnh chính là núi Dinh đó bạn.

< Cổng chào ‘xây du à ghen’ của huyện Long Điền, hẹn tái ngộ.

Chạy ngang Chu Hải, thấy bảng ghi đường vào Khu du lịch Suối Đá tại chân núi Dinh nhưng lười, không vào. Về lại tiên tiếc…

< QL51 đoạn Trung tâm Hành chính Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây cũng là con đường mang tên Trường Chinh.

Khu du lịch sinh thái suối Đá và suối Tiên thuộc Chu Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu. Suối nằm trên núi Dinh, một số người giải thích : Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì trên núi khí hậu rất mát mẻ, trước đây có dinh thự nghỉ mát của toàn quyền Pháp (nên gọi núi Dinh).

 < Đoạn Trung tâm thương mại Bà Rịa, chợ và bến xe… với các thảm cỏ trong công viên xanh mướt.

Suối Đá là một tập hợp của nhiều suối, thác và sông con đổ xuống từ độ cao vài trăm mét. Chảy qua những dốc, dòng nước tạo thành những con thác nhỏ, chảy xiết. Khi qua những khe đá ít dốc hơn, dòng nước là những con suối róc rách. Qua những lũng, dòng nước như một con sông thu nhỏ lại. Đi ngược dòng, cảnh càng lúc càng đẹp.

< Rời thành phố Bà Rịa, vi vu trên QL51 thênh thang. Vậy nhưng cần cẩn thận như lúc đi chiều nghịch: dân địa phương thường chạy ngược chiều phía trong (do những chỗ băng ngang đường khá xa nhau)… cộng với các xe tải đậu mép trong, hết hẳn cả một làn đường xe 2 bánh.

< Mùa hè, mùa của phượng vĩ đỏ thắm.

Có nhiều đoạn suối, nước đọng lại thành hồ nhỏ như cái ao nước trong vắt (tổng cộng có 5 hồ) trên đường chảy của suối. Bờ suối có khi là thảm cỏ, có khi là gốc cổ thụ, có khi là những tảng đá hình thù kỳ dị, cũng có khi là những vạt hoa vàng lấp lánh soi mình.
Nếu đi chơi suối, có lẽ bạn phải dành cả ngày vì phải leo núi dốc nhiều.

< Đi quen nên thấy gần, loáng thoáng một đỗi là đã vượt Mỹ Xuân, rồi Long Phước…

< … và quẹo vào ngã 3 Nhơn Trạch, lúc này là 12h20. Ngay khu công nghiệp Nhơn Trạch nên có khá nhiều quán ăn cho công nhân, vậy nên tấp vào qua bữa trưa luôn.

< Thảm cỏ trước Idico Urbiz thuộc Khu công nghiệp Nhơn Trạch: xem cũng mát mắt đó chứ?

< Qua phà Cát Lái, thêm mươi phút vi vu nữa thì đã nhìn thấy thấp thoáng cầu Phú Mỹ xa xa, coi như đã về nhà rồi.

Chuyến cỏn con, thực tế cũng không ở đúng nơi mình dự tính nhưng đành vậy. Dạo này nhà cửa đơn chiếc, tài chính ì ạch nên chả dám phi những chuyến phượt xa, phượt dài ngày như ngày trước.
Vậy nên những cung đường dự định trong lòng như Quy Nhơn – Pleiku – Ban Mê thuột, Vinh – Tuyên Hóa – Huế… sẽ vẫn còn mãi chờ đó dù bọn mình vô cùng ham muốn đến những nơi này cùng… vợ hai: ẻm Win100 còi nhưng khá trâu bò.

Hết
Sau một chuyến đi – Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần 5 – Phần 6 – Phần 7 – Phần cuối

NISAVA TRAVEL! – Điền Gia Dũng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *