(KTĐT) – Thượng gia hạ kiều – tức trên nhà dưới cầu là kiểu kiến trúc cổ đặc trưng của Việt Nam, hiện còn lại khá ít ỏi. Và may mắn thay, cây cầu Khum, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất là một trong những cây cầu hiếm hoi của Thủ đô xây dựng theo kiểm kiến trúc này còn được gìn giữ đến ngày nay.
< Cầu Khum ở làng Yên – xã Thạch Xá.
Về làng Yên, xã Thạch Xá, không ai có thể rời mắt khỏi Cầu Khum, một cây cầu có kiến trúc khá đặc biệt và cổ kính nằm ở phía Đông của làng, tiếp giáp với trục đường giao thông liên xã Thạch Xá – Hữu Bằng. Cầu Khum bắc qua ngòi nước chảy từ Hương Ngải, Canh Nậu, đồng Bùi ra sông Tích.
< Cầu Khum nằm giữa hồ nước trong xanh, có cây cối xanh mát buông rủ.
Người dân trong làng không ai biết chính xác tuổi thọ của cây cầu là bao nhiêu, chỉ biết rằng ngay cả những người hiện lớn tuổi nhất làng khi sinh ra cũng đã thấy cây cầu này.
NISAVA
Theo một số tài liệu ghi chép lại, cây cầu được sửa chữa vào năm Ất Hợi 1935, trong đó phần hạ kiều được làm lại hoàn toàn.
< Cầu Khum có kiến trúc “Thượng gia hạ kiều”. Cả 3 ống cống ở dưới được cuốn bằng đá ong một cách khéo léo.
NISAVA
Cụ Lê Văn Hợi – 93 tuổi, người trông giữ cây cầu đã 25 năm nay cho biết, trước kia con đường độc đạo đi vào làng Yên phải qua cầu Khum và cây cầu đóng vai trò là cổng làng. Toàn bộ hoạt động sản xuất, sinh hoạt, thông thương của dân làng đều đi qua cây cầu này. Giữa trưa nắng chang chang, cây cầu là nơi dừng chân nghỉ mát của người dân trước khi trở về nhà quây quần bên mâm cơm gia đình hay là địa điểm lý tưởng để đám thanh niên mang nan tre ra đan quạt – một nghề truyền thống của làng.
< Mặt chính của cây cầu độc đáo này vẫn còn dấu tích của năm sửa chữa 1935.
Cầu Khum bắc qua ao Đền quanh năm nước chảy êm đềm. Phần hạ kiều có 3 cống được cuốn bằng đá ong khéo léo tạo thành hình vòm, trong đó, cống giữa rộng gần 3m nên thuyền nhỏ có thể qua được. Phần trên mặt cầu, tức là thượng gia dài hơn 12m được xây dựng giống như kiến trúc một ngôi nhà, chia làm 5 gian, gian giữa dài 3,5m, các gian biên dài 2m.
NISAVA
Chiều ngang các vì kèo không bằng nhau, gian giữa rộng khoảng 5,5m, các gian biên thu hẹp dần ra 2 đầu nhà. Hai đầu chỉ rộng khoảng 4m. Gian giữa cao, thấp dần ra 2 đầu hồi. Nhìn từ xa, cầu giống như một chiếc thuyền nan úp nên được gọi là cầu Khum. Nhà Thượng Gia được làm bằng gỗ tứ thiết, có 2 hàng cột cái, 2 hàng cột quân. Các vì liên kết bằng kèo suốt, có câu nối 2 ngọn kèo, xà nách nối cột cái với cột con. Hai bên sườn gian giữa bịt kín làm ban thờ Quan Thần Linh, hai gian biên để trống làm sạp gỗ. Dưới Thượng Gia là Hạ Kiều có 3 cống được cuốn bằng đá ong, đẽo múi cam, rất chắc khỏe. Cống giữa rộng gần 3m thuyền nhỏ có thể qua được.
Hai đầu hồi Thượng Gia xây bít đốc, có 4 cột trụ, giữa cuốn cửa tò vò. Phía trên có ô lõm, gờ chỉ, đắp vẽ hoa lá, triện rút, đầu trụ lồng đèn, tạo tác rất tinh xảo. Ô lõm và mặt trụ có các chữ đại tự và khắc chìm câu đối cổ. Phía trên bàn thờ Quan Thần Linh có bức hoành và câu đối khắc gỗ.
NISAVA
Toàn bộ phần tường xây bằng đá ong cổ kính, còn lại hệ thống kèo, xà nhà được làm bằng gỗ khá chắc chắn, trên mái lợp loại ngói vảy cá đặc trưng của vùng nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt, nhà có 2 hàng cột cái, 2 hàng cột quân với tất cả 24 chiếc cột gỗ chống đỡ cho phần thượng thêm vững chãi. Gian giữa ngôi nhà cao, thấp thoải dần ra hai đầu hồi, nhìn từ xa, cây cầu giống như một chiếc thuyền nan úp ngược nên được gọi là cầu Khum.
Từ hơn 20 năm nay, khi làng Yên đã có con đường cái khác, cầu Khum dù không còn nhiều giá trị về giao thông nhưng vẫn được người dân trong thôn lưu giữ lại như một phần không thể thiếu của ngôi làng bé nhỏ này. Và hai bên sườn gian giữa được xây kín lại để làm ban thờ Quan Thần Linh, Thần Kim Quy, Thần Đại bàng. Hai gian biên để trống làm sạp gỗ. Cứ đến dịp lệ làng vào ngày 20/2 và 20/8 Âm lịch hàng năm, dân làng Yên lại tổ chức lễ rước, dâng hương long trọng từ cầu vào làng, vừa để bày tỏ lòng thành kính với các vị thần linh, vừa để cầu chúc cho quốc thái dân an, dân làng làm ăn thuận chèo mát mái…
NISAVA
Theo sử sách chép lại, mảnh đất xứ Đoài xưa kia có 5 cây cầu xây dựng theo kiểu thượng gia hạ kiều: 1 cây cầu ở Đường Lâm bắc qua một nhánh của sông Tích; 2 cây cầu Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều ở chùa Thầy (Quốc Oai) và 2 cây cầu ở khu vực Tam thôn (Thạch Thất).
Đến nay chỉ còn lại cầu Khum và 2 cây cầu ở chùa Thầy. Đây là những công trình kiến trúc rất độc đáo cần được gìn giữ và bảo tồn nhằm làm phong phú thêm vẻ đẹp văn hóa lịch sử của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Theo Kinh tế & Đô thị
NISAVA TRAVEL!