Cầu treo Kon Klor thuộc địa phận làng Kon Klor, thị xã Kon Tum là chiếc cầu treo công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên.
Cầu nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla, huyền thoại những dòng sông chảy ngược về Tây của đất Tây nguyên, chảy từ Quảng Ngãi về đến thuỷ điện Yaly, nối thị xã Kon Tum với vùng kinh tế mới.
Cầu có chiều dài 292m, rộng 4,5m, xây dựng vào ngày 3/2/1993 và hoàn thành ngày 1/5/1994, có màu vàng cam thật nổi bật trong cái nắng vàng oi ả. Dòng sông Đăk Bla mùa nắng trơ ra những hòn đá cuội bên lòng sông êm ả, hài hòa, bóng chiếc cầu uy nghi in dưới dòng nước phẳng lặng.
Cầu có chiều dài 292m, rộng 4,5m. Bóng chiếc cầu uy nghi in dưới dòng nước phẳng lặng.
Dưới cái nắng chiều tà từng đoàn xe bò chở đầy ắp những củ khoai mì vừa mới đươc thu hoạch trong ngày, những người nông dân vội vã trở về nhà sau một ngày lao động vất vả và bọn trẻ đang nô đùa trong làn nước mát lạnh, trong lành, tạo ra một không khí thanh bình của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
< Cầu Kon Klor đã bắt nhịp đôi bờ sông đưa mọi người đến gần nhau hơn…
Bao quanh Kon Klor là những ngọn núi được bao phủ bởi những nương dâu xanh rì của người dân nơi đây. Cầu Kon Klor đã bắt nhịp đôi bờ sông đưa mọi người đến gần nhau hơn, chiếc cầu được đưa vào sử dụng thì cũng chấm dứt luôn những chuyến đò ngang bằng xuồng độc mộc đã từng bao năm qua lại đôi bờ.
Đến đây, du khách có thể ghé thăm làng dân tộc Bah Nar – Kon Klor ở hữu ngạn dòng sông, uống với họ can rượu cần rồi lên đường vượt dòng sông qua cầu treo để đến một vùng đất phù sa trù phú. Đó là những vườn chuối, vườn cà phê và các loại cây ăn quả. Vượt con đường quanh co khoảng 6km, du khách đến làng KonKơtu, một làng dân tộc Bah Nar còn giữ nguyên được những nét sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ.
Làng du lịch văn hóa KonKơtu có nhà rông cao, đẹp, bạn sẽ được thỏa mãn nhu cầu ngủ lại qua đêm, tham gia các sinh hoạt giao lưu văn hóa, uống rượu cần, nghe kể Khan bên bếp lửa bập bùng cùng người dân bản địa. Khi từ biệt làng trở về, chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng với những món quà lưu niệm do bàn tay khéo léo của người dân ờ đây làm bằng vật liệu từ núi rừng.
Theo KTO.VN
NISAVA TRAVEL!