(TH) – Mảnh đất Bạc Liêu từ lâu đã nổi tiếng với những câu vọng cổ, những danh lam thắng cảnh, những giai thoại về công tử Bạc Liêu, thì nới đây còn là vùng đất của nhiều chùa chiền, miếu trăm tuổi, trong đó chắc chắn phải kể đến Phước Đức cổ miếu.

Phước Đức cổ miếu có tên gọi khác là chùa Bang tọa lạc tại số 74 đường Điện Biên Phủ – phường 3 – Tp.Bạc Liêu. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu. Phước Đức cổ miếu được một nhóm người Hoa di cư đến Bạc Liêu xây dựng vào khoảng năm 1810, bàn thờ chính là thờ Ông Bổn – là một vị thần được xem là có công khai hoang đất đai và phù trợ cho mọi người sinh cơ lập nghiệp có cuộc sống an lành.

Đến với Phước Đức cổ miếu các bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng lối kiến trúc đặc biệt của người Hoa ngày xưa. Ban đầu ngôi miếu này được xây dựng khá đơn sơ bằng tre nứa.
NISAVA
Mục đích xây dựng của những người này để thờ cũng các vị thần theo tín ngưỡng của người dân Trung Hoa như: Bổn Đầu Công (gọi là Ông Bổn); Quan Đế (Quan Vân Trường); Thần Nông; Thổ Công; Ông bà Công Mẫu….

Lúc mới xây dựng, ngôi miếu được gọi là Miếu Ông Bổn bởi nơi đây trước từng thờ cúng Ông Bổn nhưng sau đó được đổi thành “Phước Đức cổ miếu”. Lý do của việc đổi tên này là bởi nhóm người Hoa khi xưa xây dựng miếu tin rằng Ông Bổn – Bổn Đầu Công cũng chính là Phước Đức chánh thần.

Phước Đức cổ miếu được xây dựng theo hình chữ Quốc, một lối kiến trúc rất phổ biến dưới thời nhà Minh – Trung Quốc. toàn bộ công trình này có khung được làm bằng gỗ, tường xây và mái lợp ngói hình ống.

Từ đầu kèo, đầu xiên và những tầm biển đều được làm từ đá và gỗ đều được chạm khắc hoa văn tinh tế. Các linh thú và hoa văn trên khánh thờ cũng được chạm khắc rất tinh xảo.
NISAVA
Ngôi cổ miếu này được xem như là một kiến trúc nghệ thuật quy mô và hoàn mỹ từ đầu kèo, đầu xiên cho đến các linh thú và hoa văn trên các khánh thờ đều được chạm khắc tinh tế. Mỗi bộ phận trong miếu là một cổ vật có giá trị nghệ thuật cao bởi chúng đã tồn tại hơn 100 năm.

Những tấm biển bằng đá cũng như bằng gỗ khắc chữ Hán và mạ vàng cũng là những tác phẩm có giá trị được khắc rất sắc sáo rất uy nghiệm và hùng mạnh.
NISAVA
Cứ hàng năm tại đây đều diễn ra các lễ hội lớn như: Lễ Vu Lan (tháng 7 âm lịch), Vía Ông Bổn (29/3 âm lịch), Lễ Kỳ Yên (11 – 13/12 âm lịch). Ngày nay, Phước Đức cổ miếu không chỉ là một địa chỉ tâm linh mà còn là điểm đến thăm quan du lịch của du khách thập phương khi đến với du lịch Bạc Liêu. Ngày 24/11/2000, Bộ VHTT-DL đã công nhận Phước Đức cổ miếu là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.

Theo Khám Phá Di Sản, My Tour
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *