(NLĐO) – Từng là niềm tự hào của người dân Kiên Giang nói riêng và ngành du lịch cả nước nói chung, nhưng nay, điểm du lịch Hòn Phụ Tử trở nên vắng tanh, nhếch nhác kể từ khi sự cố “hòn phụ” bị gãy đổ xuống biển vào năm 2006.

< Hòn Phụ Tử trước khi bị gãy đổ “hòn phụ”.

Trước đây, mỗi khi đặt chân đến vùng đất Hà Tiên, du khách không thể bỏ qua điểm đến “Hòn Phụ Tử” (xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) bởi vẻ đẹp non nước hữu tình của cảnh quan nơi đây.

< Khu du lịch Hòn Phụ Tử từng là điểm đến lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.

Chuyện kể rằng, xưa kia, mực nước biển tại Chùa Hang (nằm cạnh Hòn Phụ Tử) cao hơn bây giờ. Trong hang có một con thủy quái hay làm đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Hay tin dữ, 2 cha con hành nghề đạo sĩ đã đến đây để cứu giúp dân lành.

< 9 năm sau khi bị gãy đổ “hòn phụ”, Hòn Phụ Tử vẫn chưa được phục hồi.

Sau nhiều lần tính kế giết thủy quái, người cha chợt nhận ra rằng, chỉ còn cách hy sinh bản thân mình thì mới mong cứu giúp dân lành thoát khỏi cảnh chết chóc, đau thương. Thế là người cha lấy thuốc độc từ cây rừng tẩm vào cơ thể mình, sau đó nằm sát mép biển để dụ con ác thú.

< Bãi biển vắng tanh, nhếch nhác.

Đang trong cơn đói, con thủy quái tưởng mồi ngon nên liền nhào ra cắn đứt đầu người cha rồi giãy chết vì trúng độc. Thấy cha nằm chết cạnh con thủy quái, người con gào khóc thảm thiết và ôm lấy phần thi thể không còn nguyên vẹn của cha mình. Nào ngờ, thuốc độc từ người cha đã ngấm vào cơ thể bé bỏng của đứa con lúc nào không biết, khiến người con cũng ngã quỵ vì trúng độc.

< Người ăn xin ngồi đầy ở lối vào điểm du lịch Hòn Phụ Tử.
NISAVA
Dân lành chứng kiển cảnh tượng này đã khóc thương suốt nhiều ngày liền. Sau đó, tại nơi 2 cha con nằm chết đã xuất hiện 2 hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to tựa dáng người cha, còn hòn nhỏ tựa dáng người con. Tên gọi “Hòn Phụ Tử” ra đời từ sự tích ấy.

< Du khách thuê bạt ngồi la liệt trên lối đi đến bến tàu tham quan Hòn Phụ Tử.

Ở vùng biển Kiên Giang có rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ, tuy nhiên, Hòn Phụ Tử vẫn được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Năm 1989, khu di tích thắng cảnh Hòn Chong (bao gồm cả Hòn Phụ Tử) được Bộ Văn hóa- Thông tin công nhận là danh lam thắng cảnh quốc gia.

< Ăn uống xong, du khách vứt rác và thức ăn thừa ngay tại bãi tắm.

Hình dáng Hòn Phụ Tử gồm hai khối đá dính liền nhau đứng trên một bệ đá có chiều cao khoảng 5 m so với mặt biển. Trong đó, “hòn phụ” cao khoảng 33,6 m và “hòn tử” cao khoảng 30 m.

< Tình trạng “chặt, chém” khiến hàng quán tại đây ế ẩm.
NISAVA
Từ lâu, Hòn Phụ Tử trở thành điểm thu hút du khách đứng đầu của Kiên Giang. Nhiều nhà hàng, khách sạn xuất hiện tại đây dày đặc để phục vụ nhu cầu vui chơi, ăn uống và nghỉ ngơi cho du khách. Tuy nhiên, sự cố thiên nhiên xảy ra vào ngày 9-8-2006 đã khiến cho “hòn phụ” nặng khoảng 1.000 tấn bị gãy đổ xuống biển, chỉ còn trơ lại “hòn tử” nằm chơ vơ giữa biển khơi.

< Gian hàng bán quần áo lưu niệm vắng tanh.

Sau khi xảy ra sự cố, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và Cục Di sản (thuộc Bộ Văn hóa- Thông tin) cùng nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã tán thành việc phục hồi lại Hòn Phụ Tử để không làm đánh mất đi hình ảnh được xem là biểu tượng du lịch của tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, một nghệ nhân ở Nha Trang cũng muốn góp sức vào việc phục hồi danh lam thắng cảnh này. Thế nhưng, việc phục hồi đã trở vào lãng quên.

< Khách sạn thay phiên nhau đóng cửa vì du khách đến Hòn Phụ Tử ngày càng ít.

Cuối năm 2009, Công ty CP Du lịch Kiên Giang xin chủ trương được đầu tư vào khu du lịch này nhưng sau đó lại không thực hiện nên đầu năm 2014, UBND tỉnh thu hồi và giao lại cho huyện Kiên Lương quản lý. Tuy nhiên, do thời gian dài không đầu tư, quản lý nên nhiều hộ dân vô tư chiếm mặt bằng rồi che chắn, mở hàng quán, dẫn đến ô nhiễm, nhếch nhác.

< Chùa Hang cũng thưa vắng khách hành hương.
NISAVA
Theo các hộ kinh doanh tại đây cho biết, ngày thường nơi đây vắng lạnh, chỉ có vài đoàn khách đến đây vào những ngày cuối tuần; dịp lễ, tết có khá hơn nhưng vẫn không thể sánh bằng thời “vàng kim” trước kia. Do không quản lý chặt chẽ nên các hộ mua bán tiếp tục lấn chiếm lối đi và sẵn sàng cho du khách thuê bạt ngồi ăn nhậu, vứt bỏ thức ăn ngay tại chỗ. Dù vắng khách nhưng ăn xin vẫn ngồi la liệt tại đây. Ngoài ra, tình trạng chặt chém du khách vẫn thường xuyên diễn ra khiến du khách tỏ ra ngán ngẩm mỗi khi đặt chân đến đây.

Do ngày càng vắng lặng nên hệ thống nhà hàng, khách sạn tại đây đã không còn, Chùa Hang cũng thưa vắng khách hành hương. Du khách muốn ngủ lại qua đêm phải chạy về thị xã Hà Tiên hoặc thị trấn Kiên Lương.

Theo Công Tuấn (Người Lao Động)
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *