Ở tỉnh Cà Mau, khi nhắc đến mắm lóc, người ta sẽ nghĩ ngay đến mắm lóc Thới Bình, đây là địa phương làm mắm lóc ngon nổi tiếng. Mắm lóc là món ăn dân dã, mang đậm hương vị đồng quê, nếu ai đã từng ăn qua dù chỉ một lần thì cho dù có đi đâu, về đâu cũng không thể nào quên được mùi vị của nó.
Xưa kia, mắm lóc ở đây có đặc điểm không bao giờ có đầu, rất dễ phân biệt với mắm ở vùng khác. Vì vùng này cá nhiều vô kể, mỗi khi tát đìa, chụp đìa phải huy động cả xóm thức trắng đêm làm cá, nên phải cắt bỏ đầu để làm cho nhanh. Còn bộ lòng, trứng cá thì chủ nhà cất lại để làm món mắm lòng hay mắm trứng. Riêng món mắm lòng hay mắm trứng này chỉ khi nào có khách quý đến thăm thì chủ nhà mới đem ra khoan đãi.
< Mắm lóc chưng.
Phải rất công phu mới làm được con mắm ngon. Cá lóc làm sạch vảy, ruột và mang, rửa cho sạch nhớt rồi đem ướp với muối hột, để một thời gian cho muối thấm đều vào con cá.
NISAVA
Khi muối đã thấm vào, người ta sẽ đem cá chao với nước đường, trộn thính (được làm từ gạo rang vàng, xay mịn) vào cho đều rồi đem ủ trong hủ hoặc khạp, dùng mo cau hoặc bọc nylon trãi trên mặt, ém thật chặt để khi đổ nước muối đã nấu lên trên để cá không bị thấm nước, đậy nắp lại cho kín, chờ đến khoảng 5 – 6 tháng thì có thể ăn được.
Mắm ngon nhất là mắm được ủ khoảng 6 tháng. Lúc này muối, đường, thính đã hòa quyện vào nhau làm cho con mắm đỏ au, vị mặn ngọt hòa lẫn, có mùi thơm đặc trưng.
< Lẩu mắm.
NISAVA
Mắm lóc có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: mắm chiên ăn kèm với thịt heo ba rọi, mắm kho, mắm chưng, mắm nấu lẩu, mắm trộn đu đủ…Ngoài ra, người ta có thể cắt thành những lát mỏng rồi đem trộn với chanh, tỏi, ớt, đường, bột ngọt để chế biến thành món mắm sống. Mắm sống phải ăn kèm với chuối chát, khóm, rau răm, ngò ôm, cà phổi hoặc trái bần xắt mỏng cùng với các món gia vị như gừng, tỏi, ớt…
Mắm lóc là món ăn dân dã, mang đậm hương vị đồng quê, nếu ai đã từng ăn qua dù chỉ một lần thì cho dù có đi đâu, về đâu cũng không thể nào quên được mùi vị của nó.
Theo Cổng TTĐT Tỉnh Cà Mau
NISAVA TRAVEL!