Cụm di tích hồ Yên Lập – chùa Lôi Âm thuộc xã Đại Yên, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Đây là những điểm du lịch chưa được nhiều người biết đến nhưng nếu đã đến đây mà bỏ lỡ không viếng thăm thì bạn sẽ tiếc lắm đấy.
Hồ Yên Lập là hồ nhân tạo diện tích lớn, ban đầu nhằm phục vụ cho nông nghiệp và ngày nay đã trở thành điểm du lịch lý tưởng với nhiều cảnh quan hấp dẫn. Trên núi Lôi Âm vẫn còn di tích khu chùa cổ có từ thế kỷ 17.
Năm 1975, người ta đã đắp đập làm hồ để tưới tiêu cho các huyện Hoành Bồ, Yên Hưng, Uống Bí… với tổng diện tích 182km2. Sau khi hoàn thành, mực nước ở đây dâng cao, ôm quanh chân núi tạo thành một hồ nước lớn có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn với những đảo nổi tự nhiên như đảo Bàn Tay, đảo Canh, đảo Cua, đảo Giáp Giới…. cùng với rừng thông bao la phủ kín các ngọn đồi tạo nên cảnh đẹp nên thơ.
Du khách thường đi thuyền trên hồ Yên Lập đến chùa Lôi Âm lễ Phật và ngắm cảnh. Chùa được dựng vào thế kỷ 15 trên núi Lôi Âm. Trải qua thăng trầm của lịch sử, chùa không còn nữa nhưng vẫn giữ được không gian rộng lớn của nền chùa với vườn tháp, vườn bia và cây hương đã có niên đại từ thế kỷ 17.
Nằm bên phải đường 18 A (hướng đi từ TP Hạ Long lên Hà Nội), thuộc địa phận xã Đại Yên, TP Hạ Long, di tích văn hoá và danh thắng chùa Lôi Âm- hồ Yên Lập từ lâu đã được đông đảo du khách thập phương biết đến là một chốn sơn thuỷ hữu tình của Hạ Long.
Theo Đại Nam nhất thống chí (quốc sử nhà Nguyễn), phần giới thiệu về chùa quán, danh thắng của tỉnh Quảng Yên có chép rằng: “Núi Lôi Âm ở cách huyện Yên Hưng 25 dặm về phía đông. Núi có thế thanh thú chót vót, cao hơn các núi khác, trên đỉnh có chỗ vuông vắn rộng rãi phỏng 5-6 trượng, không mọc cỏ cây, tương truyền là bàn cờ tiên, tục lại gọi là “chợ trời”, sườn núi có chùa gọi là chùa Lôi Âm, sau chùa có giếng, nước rất trong mát, bên tả có khe Giải oan, nước từ đỉnh núi chảy ra, quanh trước chùa rồi chảy về phía tây nam ra biển; núi có nhiều cây thông, lên cao trông ra ngoài biển, các ngọn núi đều chầu vào, cũng là một danh thắng. Năm Tự Đức thứ 3 liệt vào hàng danh sơn, chép trong điển thờ”…
Qua những sử liệu trên cũng như các bia đá còn sót lại tới ngày nay có thể thấy rằng chùa Lôi Âm trước đây đã từng là một danh thắng nổi tiếng ở xứ Hải Đông và được xây dựng vào thời Trần. Chùa hiện còn lưu giữ được một số bia đá ghi chép lại các lần trùng tu chùa, như tấm bia tạo dựng vào năm Vĩnh Tộ thứ 8 (1626) có ghi: Các chủ sãi vãi ở các tổng thuộc huyện Yên Hưng, Hoành Bồ, Hoa Phong, phủ Hải Đông, đạo An Bang đóng góp công đức tu sửa 1 gian, 1 chái, nhà thượng điện, nơi thiêu hương…
Trăm phúc ngàn lộc, tựa đẳng hà sa, để lại cho con cháu muôn đời. Năm Vĩnh Thuận thứ 3 (1660), các Phật tử lại thành tâm công đức tôn tạo 11 pho tượng Phật. Tấm bia ghi lại việc trùng tu lần thứ ba không còn đọc được niên đại nhưng cho biết rõ lần trùng tu này đã tu sửa 16 pho tượng, 3 gian thượng điện, tiền đường… “khiến cho ai đến đây, thấy cảnh chùa cũng phải khen ngợi”. Một số tấm bia đá khác ở chùa Vạn Triều và chùa Sùng Đức (đã thành phế tích, cùng ở trong khu vực lân cận với chùa Lôi Âm- TG) còn sót lại tới ngày nay, đều ca ngợi chùa Lôi Âm là một danh thắng của vùng Hải Đông thời bấy giờ.
Trải qua mưa nắng, thời gian và chiến tranh chùa Lôi Âm đã dần bị hư hại và cho tới mấy năm gần đây đã được trùng tu xây mới lại trên nền chùa xưa. Những di vật của ngôi chùa cũ còn được giữ lại, đáng chú ý có 14 tháp mộ xây bằng đá xanh và gạch, 2 thống đá, 1 cây hương đá cao 2,48m được chạm hoa sen, hoa cúc, 5 bia đá với những hoa văn trang trí mang đậm dấu ấn mỹ thuật thời đại Lê – Mạc (thế kỷ XVII) và nhiều chân cột bằng đá. Ngoài ra, xung quanh chùa vẫn còn những cây muỗm cổ thụ đường kính thân tới hơn 1m và nhiều loại cây lớn khác khiến cho chốn cửa Phật như càng thêm linh thiêng.
Nằm bên cạnh chùa Lôi Âm, hồ Yên Lập như một bức tranh thuỷ mạc càng làm tôn thêm vẻ đẹp cho chùa. Xuất phát từ nhu cầu cung cấp nước tưới cho các huyện Hoành Bồ, Yên Hưng, hồ Yên Lập được hình thành từ năm 1975 và được coi là công trình thuỷ lợi lớn nhất của tỉnh.
Hồ Yên Lập có tổng diện tích 182,2 km2, trữ lượng nước khoảng 128 triệu m3, độ sâu trung bình 29,5m. Hồ gồm một đập chính là đập Yên Lập và hai đập phụ là đập Nghĩa Lộ và đập Dân Chư. Trên hồ có các đảo nổi tự nhiên như đảo Bàn Tay, đảo Canh, đảo Cua, đảo Giáp Giới… cùng với những đồi thông xanh bao phủ xung quanh bờ như càng tăng thêm cảnh trí nơi đây.
Theo Đại Nam nhất thống chí thì “trước đây cứ vào dịp tháng giêng, trai gái dạo chơi, hội chùa Lôi Âm là hội lớn của một vùng”. Nay lệ xưa vẫn được duy trì, có khác chăng là ngoài đi lễ Phật, xem hội chọi gà, đánh vật, đánh cờ… du khách còn có dịp bơi thuyền trên hồ Yên Lập, ngắm cảnh, hoà mình vào non nước, mây trời để cùng chiêm nghiệm những điều tốt đẹp của cuộc sống mà chốn cửa thiền vẫn răn dạy.
Với những giá trị về văn hoá, thắng cảnh ngày 23-11-1997, chùa Lôi Âm – hồ Yên Lập đã được Bộ Văn hoá – Thông tin ra quyết định xếp hạng là di tích cấp quốc gia nhằm bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị của di tích lâu dài.
NISAVA TRAVEL! tổng hợp từ VietnamDulich, Vietnamtourism và nhiều nguồn khác var omitformtags=[“input”, “textarea”, “select”] omitformtags=omitformtags.join(“|”) function disableselect(e){ if (omitformtags.indexOf(e.target.tagName.toLowerCase())==-1) return false } function reEnable(){ return true } if (typeof document.onselectstart!=”undefined”) document.onselectstart=new Function (“return false”) else{ document.onmousedown=disableselect document.onmouseup=reEnable }