“U già chịu chơi”
Ngày 19.2.2010, trước sự ngỡ ngàng ngạc nhiên của bạn bè đồng nghiệp, và sự lo lắng của các con, “u già chịu chơi” lên đường, bắt đầu hành trình u đã ấp ủ và mong đợi suốt mấy chục năm. Cánh nhà báo, khách tham quan trẻ khi đến xem triển lãm tranh ‘Hành trình nét thời gian’ tại Bảo tàng Phụ nữ của nữ họa sĩ Đặng.
Ái Việt đã tếu táo gọi bà như thế. Người phụ nữ nhỏ nhắn, tinh nhanh và vui tính ấy chỉ cười cười hồn hậu, có vẻ như u cũng thích biệt danh đó. Không chịu chơi sao được, khi mà ở tuổi 72 bây giờ, u vừa làm một dự án đáng nể: một mình một xe máy, đi xuyên suốt từ Nam ra Bắc vẽ các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nhìn con xe Charly của u mới chiến làm sao, các dân chơi chắc chắn quá nể: phía trước, u chế thêm càng để đồ, phía sau u làm thêm chỗ đèo vali hòm xiểng, oách nhất là trên đầu u làm một cái mái tự tạo che mưa nắng; trông xe của u như một cái lều di động.
“Trông dã chiến thế mà cực linh hoạt đấy nhé, cứ đến đoạn chuẩn bị vào thành phố hoặc đến chỗ đông người là tôi tháo mái ra cất đi để… tránh công an giao thông, chỉ mất chưa đầy phút à”, u hóm hỉnh khoe tác phẩm của mình. Cánh dân chơi không nể u mới lạ. Chả thế mà ngay ngày đầu triển lãm đã có nhiều người hỏi mua con xe của u, ngay Bảo tàng Phụ nữ cũng đề nghị u nhượng lại, nhưng u cương quyết từ chối “vì nó gắn bó với tôi mấy chục năm rồi”.
U tiết lộ đây mới là phần 1 của dự án. Sau vài hôm triển lãm ở Hà Nội xong, u lại cùng con xe đó ngược trở lại Miền Nam, tiếp tục vẽ nốt những Bà mẹ anh hùng còn lại, đủ ba vùng Bắc – Trung – Nam. Nghe u nói, cánh trẻ nghe mà chỉ còn nước lè lưỡi.
Năm 2003 sau khi nghỉ hưu, u bắt tay ngay vào việc sưu tập thông tin về các mẹ Việt Nam anh hùng. Các ý tưởng và hành trình về chuyến đi cũng bắt đầu được u phác thảo dần.
Điều kiện đầu tiên là phương tiện di chuyển: giải pháp tối ưu nhất là con xe Charly, người bạn đồng hành của u đã gần 20 năm. “Mình biết tính nó, mà hơn nữa mình là phụ nữ thì không thể đi xe có phân khối lớn, nhỡ trong điều kiện đường xá xấu quá mình không kìm chế được.
Hơn nữa ở độ tuổi của tôi phản xạ rất chậm, không phải như thanh niên, thế nên trên đường đi chạy khoảng 30km, không dám chạy hơn. Bà con nghe tôi chạy 5000km tưởng đâu hoành tráng lắm, thật ra thì tôi đi từ tỉnh này qua tỉnh kia, từ địa phương này qua địa phương kia, đến nơi vẽ sau đó dựng xe nghỉ, rồi mới đi tiếp. Trong một ngày việc đi lại của tôi chỉ khoảng 150 km”, “dân chơi” cười hóm hỉnh.
Tính từ ngày xuất phát 19/2/2010 đến lúc đặt chân tới Thủ đô Hà Nội ngày 26/6/2010, u Đặng Ái Việt đã đi qua 18 tỉnh thành, đến hơn 200 huyện, xã/phường, vẽ được 225 bức ký họa ở các thể loại than chì, màu nước. Khi bài viết này lên trang, có lẽ cụ “dân chơi” đang cùng con xe Charly có mái che của cụ rong ruổi trên đường, giờ này có lẽ u đã đến Miền Trung…
Trích Xaluan
Tình cờ gặp một Phượt già
Trong lúc đang ngồi cắm cúi trên máy PC ở Hội VHNT Lai Châu đổ nhờ ảnh vì nhà mất điện. Chợt Thấy có một bác thân gầy gò, mái tóc dài và giọng nói Nam bộ bước vào cùng với bác Lò Văn Chiến.
Dù đang chăm chú vào việc của mình nhưng tai bống gióng lên để hóng khi nghe loáng thoáng câu chuyện Nhạc sỹ Đỗ Lập 64 tuổi, người con của Hậu Giang một mình một ngựa sắt rong ruổi 47 ngày trong chuyến hành trình đi hết 63 tỉnh thành của đất nước hình chữ S này. Quả thật khâm phục tinh thân và sức khỏe của bác.
Bắt đầu sang hóng chuyện, rồi trong bữa cơm đó được nghe bác kể nhiều hơn về tâm hôn của người nghệ sỹ, mà mỗi khi gọi, bác thường vẫn dùng cụm từ vui “NHỌC SỸ”. Đúng là một phượt thủ cao tuổi, mọi hành trình và cung đường bác thuộc khá rành rọt và đi rất chi là khoa học.
Chuyện tình duyên với các ca khúc cũng rất chi là lãng mạn, ngọt ngào… và trong mâm có người ước gì mình cũng được làm “NHỌC SỸ”.
Trên chiếc Yamaha Sirius là bạn đồng hành, 1 chiếc võng dã chiến, chiếc bao lô với vài bộ quần áo chiếc cặp cũ của 1 thầy giáo chứa trong đó những đĩa CD tác phẩm của mình làm quà cho bạn đường. Đỗ Lập nói cố đi cho mòn hết lốp xe trong chuyến này rồi về để xe làm kỷ niệm.
Cái thú của Đỗ Lập đúng là Du Lịch Bụi, làm bình cà phê, rồi cứ thế chạy, chỗ nào đẹp ngồi rót cà phê ra ngồi ngắm cảnh nhâm nhi cà phê. Chứ ko bao giờ chịu vào quán uống nước. Tiết kiệm là cốt sách của loại hình di chuyển này, hơn nữa thế thú vị hơn, lãng mạn hơn.
Trong chuyến chạy thượng nguồn sông Đà, mình gặp một là cao thủ “Quang Trẻ” sinh năm 1957, người đã theo chân Longway và Du Gia chạy khắp các cung khó ở VN, xuyên đất nước Lào bằng xe Minks.
Mình đã ngả mũ kính nể bởi sức khỏe phí thường và máu đam mê của chủ nghĩa xê dịch. Rồi tại Sín Thầu gặp bác Quang Hói sn 1958 cũng lọ mọ không kém và rất chi là máu, quyết định đi Apachai (cực Tây của Tổ Quốc) ăn tết Hà Nhì cùng bác Ducdenthui chỉ trong 15 phút. Trong khi để đi cung này nhiều người phải lên kế hoạch vài tháng hay cả năm trời.
Cứ đi là đến … quả không sai! Và mình thì lại mong khi bằng tuổi các bác nghỉ hưu rồi làm chuyến hai ông bà già chạy như bác Đỗ Lập.
Trích Hai-dt