Khi đi phượt trên QL1, bạn sẽ gặp trường hợp này và phải xử trí ra sao? Bài viết của một bạn đọc từ báo Tuổi Trẻ với nhiều ý kiến bức xúc trong trường hợp đã nêu, bạn xem:

Hiện nay trên suốt quốc lộ 1A qua các tỉnh miền Tây Nam bộ, tôi thấy ở mỗi chiều có ba làn đường, tính từ tim đường đến lề đường như sau (ảnh trên):
– (1) Làn dành cho ôtô con và xe khách dưới hoặc bằng 30 chỗ.
– (2) Làn dành cho xe khách trên 30 chỗ và ôtô tải.
– (3) Làn dành cho xe 2-3 bánh.

Quốc lộ 1A nhìn chung còn nhỏ hẹp, lòng đường mỗi chiều rộng 8m, gồm ba làn xe. Trong tình hình đó, ngành giao thông vận tải đã sử dụng vạch đứt quãng làm ranh giới giữa làn (1) và làn (2), nghĩa là các loại xe ở hai làn đường này tạm thời có thể đè lên vạch đứt quãng để vượt nhau.

Thế nhưng, ranh giới giữa làn (2) và làn (3) là vạch liên tục, nghĩa là các loại xe 2-3 bánh khi vượt nhau không được phép đè lên vạch liên tục này. Tuy nhiên làn (3) chỉ rộng 2m nên xe hai bánh vượt nhau đã khó huống gì xe ba bánh. Hơn nữa, hầu hết chiều dài quốc lộ 1A sát lề không có vạch cấm dừng đỗ nên các loại ôtô, thậm chí cả xe container, có quyền dừng đỗ, hậu quả là chẳng những choán hết làn đường của xe 2-3 bánh mà có khi các xe này còn lấn sang làn (2) một phần. Tương tự đối với các trạm dừng đỗ xe buýt được đánh dấu bằng các vạch chéo màu vàng nằm rải rác trên quốc lộ 1A!

Gặp lúc các loại ôtô tải, xe khách và xe buýt đang dừng sát lề và choán hết làn số (3) như thế, xe 2-3 bánh không còn cách nào khác phải lấn sang làn đường bên trái, chấp nhận vi phạm Luật giao thông và có thể bị phạt vì nếu không thì tai nạn giao thông đương nhiên phải xảy ra. Hơn nữa, trên mặt đường quốc lộ 1A vẫn thỉnh thoảng có các ổ gà, ổ voi và các vũng nước đọng mà chủ yếu là ở làn đường số (3), cộng với nạn lấn chiếm lòng lề đường. Gặp các trường hợp đó, xe 2-3 bánh cũng buộc phải lấn sang tuyến trái để tránh tai nạn.

LÊ CÔNG LÝ (lecongly83@…)
NGUỒN

Ý kiếm một số bạn đọc:

Ngành giao thông cần phải xem xét lại – Tôi xin được mạn phép có một số ý kiến:

1/- Không chỉ có Quốc lộ 1A như bạn Lý đã nêu là có hiện tượng này mà còn rất nhiều con đường có kiểu phân luồng làn xe bất hợp lý như thế.
2/- Giải pháp bảo vệ phương tiện 2-3 bánh hữu hiệu nhất là cắm thêm bảng cấm đừng đỗ dọc suốt tuyến. Nhưng giải pháp này khó khả thi trong điều kiện hiện nay.
3/- Nên chăng, ngành giao thông nên xem xét lại và phân luồng làn xe cho hợp lý và hợp tình. Hãy thay đổi lằn vạch liên tục thành lằn vạch không liên tục để các phương tiện 2-3 bánh được phép mượn làn để vượt khi cần thiết.
4/- Lời nhắn nhủ đến các anh CSGT : “Chúng tôi cũng là con người, chẳng ai muốn tham chết sợ sống đâu các anh ! Chúng tôi chỉ vượt khi làn đường chúng tôi không thể nào lưu thông được chứ chẳng ai muốn vượt để gây tại họa cho mình đâu. Mong các anh hãy xem xét mọi việc cho thấu tình đạt lý. Đừng vì chỉ tiêu phạt vi cảnh được giao mà làm mất đi hình ảnh đáng kính trọng của các anh trong mắt người dân chúng tôi. Các anh hãy cảm thông cho chúng tôi trong khi các bất cập nói trên đang gây khó khăn cho chúng tôi khi lưu thông trên đường”.
5/- Mong rằng những ý kiến của người dân chúng tôi thấu đến các vị lãnh đạo ngành chức năng để các vị ấy ra những quyết định sáng suốt giúp cho người dân đỡ khổ hơn (Trần Công Bảo).

Quốc lộ không có chổ xe máy lưu thông an toàn:

Tôi nghĩ rằng làm đường là để giao thông thuận lợi chứ không phải làm cho có. Ở VN xe máy rất nhiều nhưng làn đường cho xe này không tương xứng. Trên QL 1A làn đường cho xe máy quá nhỏ người dân lấn chiếm, xe đậu, xe đạp môtô đi ngược chiều là thường xuyên. Vả lại từ khi có đường cao tốc TP. HCM- Trung Lương thì QL 1A dường như bị bỏ phế làn xe 2 bánh bị lấn chiếm vì xe đi ngược chiều, xe đậu hàng quán làn xe tải bị hư hỏng nặng riêng đoạn cầu dẫn vào cấu Cần Thơ làn xe máy từ QL1A và đường dẫn cầu Cần Thơ cả 2 bên đều vô lý.

Nếu lái xe đúng luật thì xe 2 bánh muốn vào đường dần và vào cầu phải đi vào một hẻm hẹp hai bên có hai lề của giải phân và ngươc lại phía Cần Thơ cũng vậy rất vô lý. Đặc biệt khi xe 2 bánh đi từ cầu Cần Thơ về Vĩnh Long vừa qua cầu vượt từ Bình Minh đi Trà Ôn nơi đây vạch liên tục kéo dài theo hướng về Trà Ôn (nếu theo đúng luật thì người lái xe không được vượt vạch liên tục) thì người lái môtô phải đi về hướng Trà Ôn à? Làm sao quay lại về Vĩnh Long rất vô lý? (Trần duy Phát)

Tôi cũng từng bị phạt:

Tôi đống ý với những gì người viết đã viết, đoạn đường đó buộc người điều khiển xe 2 – 3 bánh phải vi phạm luật giao thông, mà cảnh sát giao thông lại hay xuất hiện ở đoạn đường đó. Và khá nhiều người đã bị phạt vì vi phạm luật giao thông (chạy sai làn đường quy định, chạy lấn tuyến) và tôi cũng từng bị phạt như thế. Tôi thiết nghĩ Giao thông là bộ mặt, là kinh tế của một quốc gia. Vì vậy, tôi nghĩ những người có trách nhiệm cần xem xét lại và nhanh chóng có những thay đổi cho phù hợp (phuongthao).
… vân vân và v.v (bạn xem thêm tại nguồn).

ĐGD: Tôi cũng như các bạn khác thích du lịch bằng xe gắn máy đi nhiều địa phương khác nhau, mà đã đi là thế nào cũng phải qua QL1. Có lẽ chả ai muốn mất an toàn cho chính mình khi phải vượt tuyến bất đắc dĩ vì tuyến của xe 2 bánh không còn lối đi (ổ gà, xe tải đậu, mặt đường hỏng, bị lấn chiếm…) nhưng nếu bị phạt trong trường hợp bất khả kháng như trên thì có lẽ rằng lòng người bị phạt không phục tí nào nhỡ?

Với tôi thì như đã đề cập phía trên: gặp xe tải đậu choán hết đường thì tôi phải giảm tốc và từ từ tìm cách vượt vào phía trong dù phía ven đường này thường đá sỏi gồ ghề rất xấu. Với một đoạn đường phải đi vài trăm km mà gặp mấy chục trường hợp này, giải quyết bằng cách chạy chậm lại, lách vào trong hoặc nếu phía trong có lề thì phải dừng xe, dẫn bộ lên lề để qua xe tải rồi đi tiếp… thì thời gian tiêu hao cho việc đó hơi bị bộn, chẹp! bao giờ mới tới nơi đây? Hic, nhưng thà như vậy chứ tiếng còi ré lên một phát: nhận vé đau lòng xót ruột lắm phải không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *