Người J’rai quan niệm người chết cũng có “cuộc sống” riêng. Vì vậy, người sống đã tạc rất nhiều tượng gỗ thể hiện sinh động cuộc sống trần tục để “phục vụ” người chết khi sang thế giới bên kia.

Thế giới nhà mồ của người J’rai ở Gia Lai luôn chứa đựng sự huyền bí, sự sống là lạ khiến người ta vừa hiếu kì, vừa khó hiểu. Bởi với người J’rai, cái chết chính là con đường đi đến một “cuộc sống” ở thế giới mới – thế giới cực lạc. Vậy nên, người chết sẽ không sung túc nếu thiếu tài sản và nhất là “người hầu”.

Tài sản của người sống phải được chia khi họ chết đi, và hàng ngày người thân phải mang đồ ăn ra cúng, trò chuyện với người đã khuất cho đến khi làm lễ bỏ mả mới dứt. Việc quan trọng không thể thiếu mà người sống phải làm cho người chết đó là tạc tượng nhà mồ để đi theo “hầu hạ” người chết trong lễ bỏ mả.
. var AdBrite_Title_Color = ‘000000’; var AdBrite_Text_Color = ‘000000’; var AdBrite_Background_Color = ‘FFFFFF’; var AdBrite_Border_Color = ‘C3D9FF’; var AdBrite_URL_Color = ‘191919’; try{var AdBrite_Iframe=window.top!=window.self?2:1;var AdBrite_Referrer=document.referrer==”?document.location:document.referrer;AdBrite_Referrer=encodeURIComponent(AdBrite_Referrer);}catch(e){var AdBrite_Iframe=”;var AdBrite_Referrer=”;} document.write(String.fromCharCode(60,83,67,82,73,80,84));document.write(‘ src=”http://ads.adbrite.com/mb/text_group.php?sid=826922&zs=3330305f323530&ifr=’+AdBrite_Iframe+’&ref=’+AdBrite_Referrer+'” type=”text/javascript”>’);document.write(String.fromCharCode(60,47,83,67,82,73,80,84,62));

Your Ad Here

Đó là những bức tượng được làm từ gỗ hương hoặc cà-chít với bán kính từ 30cm trở lên, chiều dài khoảng 2 sải tay. Gỗ được mang từ rừng về được để bên cạnh ngôi nhà mồ chuẩn bị được bỏ mả. Sau đó, gia chủ phải làm lễ cúng thần nhà rông và thần bến nước để xin được đẽo tượng cho người chết, với lễ vật là 1 con heo.

Trước khi diễn ra lễ bỏ mả chừng 2 tháng, những khúc gỗ xù xì sẽ được gia chủ hoặc 1 số người già trong làng dùng chiếc rìu và dao chà-gạc (dao đa năng của người địa phương) tạc thành những bức tượng nguyên khối với đủ hình dạng, trạng thái.

Từ người phụ nữ mang thai, những hài nhi nằm lăn lóc, người già ngồi ủ rũ, người mang gùi, hay cả những chàng trai, sơn nữ… hay những con vật chó, bò, khỉ… đều được tạc theo quy luật âm – dương, hể hiện khát vọng sinh tồn của người dân nơi đây.

Tất cả đều được tạo nên như 1 cuộc sống trần tục, 1 bức tranh đầy sống động của 1 cộng động làng J’rai. Và vào đêm thiêng liêng nhất trong lễ bỏ mả, những bức tượng gỗ đã được chôn xung quanh ngôi nhà mồ (chôn xuống đất khoảng 1 sải tay) sẽ trở nên linh thiêng hơn khi làm “nhiệm vụ” đi đến “thế giới” của người đã khuất, phục vụ chủ nhân của mình.

Theo quan niệm của người J’rai, điều này cũng có nghĩa từ nay mọi quan hệ ràng buộc giữa người sống với người chết đã chấm dứt hoàn toàn. Sẽ không còn thờ cúng, chăm nom mộ, chỉ có những bức tượng đi “theo hầu”

Và từ đó, những khối tượng gỗ từ thiên nhiên lại trở về với thiên nhiên, làm bạn với người đã khuất. Mặc cho mưa, nắng, sương gió và thời gian làm hư hỏng, nó sẽ trở nên linh thiêng hơn bao giờ hết bởi với người J’rai ở Tây Nguyên, vạn vật đều hữu linh.

Song, đáng tiếc rằng, những bức tượng nhà mồ Tây Nguyên đã và đang bị “chảy máu” một cách chóng mặt. Để đến bây giờ, khi bước vào những khu nhà mồ của người dân Tây Nguyên, may mắn lắm chúng ta mới thấy một vài pho tượng gỗ thế này.

Già làng Rơ Châm Mạch (93 tuổi, làng Bàng, xã Ianhin, Chư Păh, Gia Lai) cho biết: “Trước kia mỗi khu nhà mồ đều có hàng trăm tượng nhà mồ, nhưng những năm trở lại đây nó đã bị mất cắp gần hết. Rừng cũng không còn nên người ta không còn gỗ để đẽo tượng mới cho người chết. Nhà mồ làng mình cũng vậy, không còn tượng và đến khi mình chết con cháu mình cũng không còn gỗ để làm tượng cho mình.”

NISAVA TRAVEL! – Theo Dantri

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *