(DVO) – Cái tên gọi “Rừng ông già” luôn được các thế hệ người dân tộc Mông, bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La) nhắc đến như muốn nhắn nhủ thế hệ con cháu phải giữ lấy cánh rừng, giữ cho màu xanh cho quê hương.

< Một góc bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu hôm nay.

Con đường vào bản Lao Khô dài hơn 40 km, và phải mất hơn một giờ đồng hồ đi xe. Lao Khô nơi ghi những dấu ấn lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, có đài tưởng niệm bất diện dáng hình cánh hoa sen, hoa Chăm Pa đứng giữa núi rừng Lao Khô, tượng trưng mối tình đoàn kết anh em hai nước Việt Nam – Lào.

< Rừng của bà con dân tộc Mông bản Lao Khô.

Phát huy truyền thống cha ông, 113 hộ dân tộc Mông ở bản Lao Khô luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy ước hương ước bản làng.
NISAVA
Những cánh xanh của bản vẫn còn nguyên sơ, ở đó những cây gỗ trăm tuổi vẫn hiên ngang trước nắng gió cùng người dân bản Lao Khô.

< Ông Tráng Lao Chính thường xuyên cùng dân bản trông giữ rừng Lao Khô.

Nói đến giữ rừng, phải nói đến những già làng của bản, những con người gương mẫu giữ rừng. Năm 2003 người cao tuổi của bản nhận bảo vệ rừng, từ đó đến nay ngày nào họ cũng phân lịch cho nhau để trông rừng, khi phát hiện phá rừng, kịp thời báo về ban quản lý bản để ngăn chặn. Tên gọi “Rừng ông già” có từ đó. Các già làng đã góp phần không nhỏ làm cho những khu rừng của bản không bị chặt phá.

< Người dân bản Lao Khô luôn ý thức bảo vệ rừng.

Ông Tráng Lao Chính, năm nay đã gần 70 tuổi, ông luôn khuyên bảo con cháu phải biết giữ lấy rừng cho bản làng.
NISAVA
Ông Chính nói rằng, rừng là tài sản quý giá của bà con dân tộc Mông ở bản Lao Khô, rừng làm cho bầu không khí trong lành. Có rừng mới giữ được nguồn nước, giảm được xói mòn đất và hạn chế lũ quét. Người già, người lớn hiểu biết hơn thì phải bảo ban lớp trẻ không được phá rừng.

< Bà con bản Lao Khô đang kể với nhau những câu truyện giữ rừng.

Trò chuyện cùng anh Tráng Lao Khai, trưởng bản Lao khô, được biết, cả bản hiện có 7.770 ha rừng. Rừng được giao cho từng hộ bảo vệ. Bản lập  ra quy ước, hương ước bảo vệ rừng, tuyên truyền cho bà con không phá rừng làm nương rẫy.

Ngoài ra, bản còn vận động bà con chuyển những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng rừng, không để đất trống đồi trọc.

< Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam – Lào tại bản Lao Khô.

Những hộ có nhu cầu làm nhà phải báo cáo với ban quản lý bản cho phép mới được chặt cây, lấy số lượng bao nhiêu là đủ, không được chặt cây tùy tiện, tránh việc người dân lợi dụng việc làm nhà khai thác gỗ về bán.
NISAVA
Nhà nào con cháu lớn, lập gia đình muốn làm nhà ở riêng, bản tạo điều kiện cho lấy gỗ. Theo anh Khai, “bảo vệ rừng là bảo vệ cho mình nên bà con dân bản Lao Khô ai cũng chấp hành, nên rừng của bản giờ xanh và đẹp lắm”.

< Đường về bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài được nâng cấp giúp nhân dân đi lại thuận tiện hơn.

Bà con bản Lao Khô hôm nay cuộc sống tuy con nhiều khó khăn, nhưng ý thức bảo rừng luôn được bà con chấp hành, không phá rừng làm nương, không tiếp tay cho lâm tặc…Để ổn định cuộc sống cho bà con, hàng năm Nhà nước cũng chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân, vì vậy người dân có thêm động lực bảo vệ rừng. Liên tục nhiều năm bản Lao Khô chưa có vụ phá rừng nào xảy ra.

Rời bản Lao Khô, chúng tôi tin rằng với ý thức cao trong quản lý bảo vệ rừng của người dân trong bản, những cánh rừng nơi đây sẽ luôn xanh mãi với thời gian.

Theo Quốc Định (Dân Việt)
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *