(SGTT) – Đào rừng thường nở vào dịp cuối tháng 12 âm lịch, trước Tết Nguyên đán ít ngày như để báo hiệu mùa xuân về. Nhưng năm nay, mới vào cuối tháng 10 âm lịch mà đào rừng đã nở khắp nơi, người địa phương và du khách đều bất ngờ xen lẫn thích thú.

< Bản vùng cao Trống Páo Sang nhuộm màu hồng đỏ của những hoa đào rừng nở sớm.

Núi rừng hùng vĩ bỗng được tô điểm màu hồng đỏ khiến cho khung cảnh càng trở nên đẹp lạ thường. Rất nhiều du khách đã ở lại dài ngày hơn để đi ngắm đào rừng nở sớm.

< Đào rừng nở như báo hiệu mùa xuân về sớm hơn mọi năm với bản người Mông.
NISAVA
Chúng tôi đã đã vượt qua nhiều con dốc dựng đứng để đến với thủ phủ của đào rừng, thuộc bản Trống Páo Sang, xã La Pán Tẩn, Mù Cang Chải (Yên Bái).

< Một cây đào rừng cổ thụ bung nở, phía dưới là những nóc nhà dân của bản Mông.

Vùng núi cao heo hút này và một số bản làng khác ở Mù Cang Chải đang được điểm xuyết bởi sắc hồng đỏ của những hoa đào rừng bung nở.

< Rừng núi hùng vĩ bỗng được điểm xuyết bởi sắc hoa đào nở sớm trở nên đẹp lạ thường. Ngôi nhà đơn sơ của một gia đình người Mông lọt thỏm giữa rừng đào đang bắt đầu khoe sắc.
NISAVA

< Những cây đào cổ thụ vươn cao, hoa và lá rực hồng trên nền trời. Giống đào này có hoa năm cánh hồng, nhụy đỏ, kết thành từng chùm. Thân cây khá lớn, có những cây đào cổ thụ cao 20-30 m, tán vươn rộng, mọc rải rác khắp sườn núi.

< Sắc đào bên con đường đất lên bản Mông khiến du khách cảm nhận được hơi thở mùa xuân trong khung cảnh bình yên miền sơn cước.
NISAVA
Đồng bào Mông ở bản Trống Páo Sang cho biết họ gọi loại đào này là hoa tớ dày. Còn người dưới xuôi quen gọi là đào chuông, hoặc gọi chung chung là đào rừng. Nhiều người nhận xét nó rất giống với mai anh đào.

Theo Hải Dương (Kinh Tế Sàigòn)
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *