Động Hồ Công được sách Đại Nam nhất thống chí mệnh danh là động đẹp nhất trong 36 động ở nước Nam, nơi còn lưu giữ rất nhiều bài thơ được khắc trên vách đá của vua Lê, chúa Trịnh và nhiều danh sĩ nước Nam.

< “Thanh kỳ khả ái” – 4 từ bằng chữ Hán tạc vào tảng đá trên đường lên động Hồ Công. Trong nhiều ghi chép và bản dịch, đây là bút tích của vua Lê Thánh Tông.

Động Hồ Công nằm giữa ngọn núi Xuân Đài, thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), cách Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ khoảng 5 km về hướng Đông Nam.

< Vẻ đẹp của động Hồ Công khiến bao tao nhân, mặc khách tới đây xao lòng.
NISAVA
Động dài khoảng 45 m, rộng 23 m, cửa hình vòm. Từ cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt tứ phía để ngắm núi sông, ruộng đồng, làng mạc… và có thể dễ dàng nhìn thấy núi Tiến Sĩ với hình dáng một nhà nho áo mũ chỉnh tề đang ngồi suy tư đọc sách.

< Để lên Động Hồ Công, chúng ta sẽ đi qua chùa Thông (còn gọi là chùa Du Anh).

Muốn đặt chân lên động, du khách phải đi qua chùa Thông, ngôi chùa cổ hơn 700 năm, tương truyền là nơi tu ẩn của công chúa Du Anh thời nhà Lý, nên còn được gọi là chùa Du Anh.

< Đường lên động rất đẹp, hai bên đường là những tảng đá xanh xếp chồng lên nhau trông rêu phong, cổ kính.

Hai bên đường lên động, những khối đá xanh trầm tích xếp chồng lên nhau trông rất cổ kính và trầm mặc, tạo cho động có một vẻ đẹp kỳ bí mê hoặc lòng người.

Phía trong động có những khối thạch nhũ rủ xuống từ trần và vách động, mỗi khối mang một dáng vẻ khác nhau, trông giống như những bức tượng được tạc từ bàn tay của các nghệ nhân tài hoa.

< Bút tích được cho là cổ nhất khắc bài thơ của vua Lê Thánh Tông sáng tác vào năm Hồng Đức thứ 7 (1463), khi nhà vua ghé thăm động.
NISAVA
Chính vẻ đẹp kỳ bí này mà động Hồ Công được sách Đại Nam nhất thống chí mệnh danh là “Tam thập lục động, Hồ Công vị đệ nhất” nghĩa là “Động Hồ Công là một trong 36 động đẹp nhất ở nước Nam”.

< Phía trong Động Hồ Công có rất nhiều bài thơ của vua Lê, chúa Trịnh và nhiều danh sĩ khắc trên đá khi tới đây.
NISAVA
Trong sách này có đoạn mô tả “Có khối đá trông như hình con cóc cúi đầu ngồi trong động, thạch nhũ trong động sắc đỏ lại có hang đá quanh co dài mười trượng, chỗ tận cùng có giếng đá sâu khôn cùng…”.

< Trải qua hàng trăm năm, những bút tích trong động vẫn còn nguyên vẹn và rõ nét.

Với cảnh tiên làm say đắm lòng người, động Hồ Công đã khiến bao tao nhân, mặc khách, danh nho và đặc biệt là vua Lê, chúa Trịnh… khi qua đây đã phải thốt lên trầm trồ ca ngợi và để lại nhiều bút tích trên vách đá.

< Phía ngoài lối vào động Hồ Công.

Bút tích bằng chữ Hán xuất hiện sớm nhất là của vua Lê Thánh Tông sáng tác vào năm Hồng Đức thứ 7 (1463). Tương truyền trong dịp nhà vua về bái yết quê tổ ở Lam Kinh.
NISAVANISAVA
Lúc trở ra Thăng Long đã dừng thuyền ghé thăm động, thấy mình như được tới cõi tiên đã cảm hứng làm thơ tạc lên đá: Thần dùi, quỉ tạc trùng san/Cửa cao, nhà trống thênh thang đất trời/Công danh như mộng cõi đời/Bầu tiên ngày rộng tháng dài thảnh thơi/Hoa Dương rồng hóa châu rơi/Suối xuôi Bích Lạc ngọc trôi lạnh lùng/Đỉnh non mong tới tận cùng/Thu vào tầm mắt muôn trùng biển mây!” (Hồng Phi phiên âm và dịch).

< Thạch nhũ từ trên động rủ xuống với rất nhiều hình thù độc đáo.

Sau vua Lê Thánh Tông, trong một lần về Lam Kinh, vua Lê Hiến Tông cũng ghé thăm động và để lại bài “Ngự chế đề Hồ Công động”. Đến những năm 1750 – 1754, Nguyễn Nghiễm (thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du) cũng đến đây và không ngớt lời ca ngợi Động Hồ Công bằng những bài thơ khắc trên vách đá. Chúa Trịnh Sâm cũng bị động Hồ Công mê hoặc đã để lại thơ ca tụng.

Ngoài bút tích của vua Lê, chúa Trịnh, tại động Hồ Công còn rất nhiều các bài thơ bằng chữ Hán của các thi sĩ nổi tiếng như Trịnh Quốc Hiền, Hồ Tư Cung, Ngô Thì Sĩ, Lưu Công Đạo… Bài thơ để lại bút tích gần nhất là của Trần Đình Khuyến sáng tác vào năm Bảo Đại thứ 5 (1930) với tựa đề “Du Hồ Công động tức cảnh” và bài thơ của Nguyễn Dao (người Nam Định), sáng tác năm Quý Dậu (1933).
NISAVA

< Đứng trên đỉnh Xuân Đài, chúng ta có thể thỏa sức khám phá vẻ đẹp của làng mạc, ruộng đồng, sông suối.
NISAVA
Đặc biệt, trên đường lên động, ngay gần lối vào động có một tảng đá cao ngang tầm người đứng có khắc 4 đại tự “Thanh kỳ khả ái”. Hiện vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về tác giả của 4 chữ Hán trên. Có sách nói đây là bút tích của Trịnh Tùng, có sách nói của Lê Thánh Tông, thậm chí có người còn cho rằng đó là của trạng nguyên Lương Thế Vinh. Tuy nhiên, trong nhiều ghi chép và bản dịch thì đây là bút tích của vua Lê Thánh Tông.

Ngoài những bút tích độc đáo khắc trên đá, động Hồ Công còn gắn liền với một huyền thoại được người xưa để lại lưu truyền đến tận ngày nay. Tương truyền rằng có một vị thầy thuốc tên là Hồ Công Long có tài và luôn giúp người hoạn nạn.

Ông có một quả bầu và tối đến ông thường chui vào đó để ngủ. Không ai biết rằng trong đó là cả một thế giới thần tiên. Phí Trường Phòng là người được ông đưa vào quả bầu để luyện học và sau này đắc đạo thành tiên. Hai thầy trò ở trong động đá trên dãy núi Xuân Đài rồi đi vào bất tử để lại hình hài hóa thành hai pho tượng đá đứng ngay ở cửa động đi vào.

< Những dãy núi đá rêu phong, kỳ bí quanh Động Hồ Công góp phần tạo cho động có một vẻ đẹp khiến ai tới đây cũng hết lời ca tụng.
NISAVA
Trong những năm tháng chiến tranh, Động Hồ Công chính là nơi sản xuất, cất giấu súng đạn, vũ khí, quân lương, thuốc men cho quân đội. Trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, động Hồ Công vẫn còn giữ được nét nguyên sơ, trầm mặc qua hàng thế kỷ. Năm 2009, quần thể động Hồ Công và chùa Du Anh được công nhận là Di tích cấp Quốc gia.

Hiện động Hồ Công cùng với di sản thế giới Thành Nhà Hồ là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi tới với đất và người xứ Thanh.

Theo Tuấn Minh/NLĐO
NISAVA TRAVEL!

Bút tích vua chúa ở hang động kỳ bí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *