(MTG) – Trải qua nhiều biến cố lịch sử, sau nhiều lần chia tách địa giới, Biên Hòa ngày này còn tồn tại nhiều dấu tích công trình kiến trúc lịch sử văn hóa.

1. Cầu Gành

Cầu Gành hay còn gọi là cầu Ghềnh. Đây là cây cầu sắt có 3 nhịp hình vòng cung bằng sắt bắc qua sông Đồng Nai nối Cù lao Phố với chợ Đồn. Cây cầu được xây dựng bởi người Pháp đầu thế kỷ 20 nhằm nối tuyến đường sắt Sài Gòn – Biên Hòa. Đường ray nằm giữa cầu, phục vụ cho đường sắt và đường bộ dễ dàng qua lại. Việc thiết kế cây cầu bắc qua cù lao Phố đạt được 2 mục đích của người Pháp đó là giao thương thuận lợi và việc xây dựng cầu nhanh chóng hơn. Cùng với cây cầu Rạch Cát, Cù Lao Phố ở giữa nối hai cây cầu đã tạo nên con đường sắt có nhịp cầu ngắn hơn, dễ dàng hơn so với làm cây cầu hoàn toàn bắc qua sông Đồng Nai với những nhịp cầu dài hơn.

Có nhiều tài liệu nói về người thiết kế cây cầu, có ý kiến cho là của kiến trúc sư danh tiếng Gustave Eiffel – cũng đồng thời là tác giả của tháp Eiffel nổi tiếng ở Pháp.


< Cầu Ghềnh (Gành) chính thức được khánh thành vào ngày 14.1.1904 sau 2 năm xây dựng. Sau khi khánh thành, cầu Ghềnh đã giúp đưa tuyến xe lửa Sài Gòn – Biên Hòa đi vào hoạt động.

Mặc dù bảng chỉ dẫn ở đầu cầu có tên là cầu Ghềnh, trong tâm trí người dân cù lao Phố (xã Hiệp Hòa) vẫn quen gọi cây cầu sắt nối liền mảnh đất nhộn nhịp nằm bao bọc bởi xung quanh bởi 2 nhánh sông Đồng Nai này là cầu Gành.

Cầu Gành được người Pháp xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành 4 năm sau đó. Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, cây cầu là biểu tượng của thành phố Biên Hòa và mang giá trị lịch sử. Tuy nhiên, sau sự cố bị xà lan đâm gẫy nhịp cầu vào 20.3.2016, cầu đã không còn sử dụng được. Một cây cầu mới đã được thay thế tuy nhiên, 2 nhịp cầu còn sót lại giao cho UBND tỉnh Đồng Nai để phục dựng làm lưu niệm.

2. Nhà cổ Trần Ngọc Du – kiến trúc tiêu biểu của Nam bộ
NISAVA
Nhà cổ Trần Ngọc Du là một trong 6 ngôi nhà tiêu biểu của Việt Nam đã được UNESCO trao “giải thưởng công trạng kiến trúc nhà Việt Cổ”. Di tích ngôi nhà này do chính cụ Trần Ngọc Du – một viên quan huyện thời nhà Nguyễn (1802-1945) xây dựng những năm 1900 và hoàn thành 2 năm sau đó. Ngôi nhà có mặt hướng ra sông Đồng Nai thuộc phường Tân Vạn, ngôi nhà làm hoàn toàn bằng các loại gỗ quý, với các họa tiết trạm trổ tinh xảo bởi các nghệ nhân có tay nghề giỏi của Tỉnh Thủ Dầu Một nức tiếng Nam Kỳ lục tỉnh.

Ngôi nhà xây dựng lên nhằm mục đích để ở và thờ tự gia tiên, nơi con cháu sum họp gia đình theo truyền thống tốt đẹp của cha ông. Vượt lên chức năng sử dụng thông thường nó đã trở thành tác phẩm nghệ thuật đáng giá đại điện cho kiến trúc tiêu biểu của Đồng Nai nói riêng và vùng Nam bộ nói chung.

3. Di tích Đài Kỷ niệm

Đài Kỷ niệm nằm ở trung tâm thành phố Biên Hòa, đối diện Quảng Trường tỉnh Đồng Nai, nằm giữa hai đường Nguyễn Ái Quốc và đường 30/4. Có rất nhiều người qua lại trên con đường này nhưng thật sự ít ai để ý thấy đài Kỷ niệm.

Công trình này được chính quyền thực dân Pháp xây dựng vào năm 1923 với tên gọi “Đài Kỷ niệm người Việt trận vong”. Đài xây dựng năm 1923, mô phỏng theo kiểu Ngọ môn Huế thời nhà Nguyễn, ngoài ra có bảng ghi tên 18 tử sĩ quê Biên Hòa.

Nếu để ý có thể thấy phía trước 2 vế câu đối bằng chữ Hán Nôm:
“Dũng sĩ tri thân phò tổ quốc danh bi biểu trụ vạn cổ chấn lưu phương.
Chinh hồn toàn tiết phân hương quan thu cúc xuân hoa thiên niên truyền điệt tự”

Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”- tác giả Nguyễn Ái Quốc (1925) Chương I – phần thuế máu, có nhắc đến địa danh “đài kỷ niệm người An Nam trận vong của tỉnh Biên Hòa”

4. Chùa Bửu Phong – Di tích kiến trúc nghệ thuật
NISAVA
Chùa thuộc phường Bửu Long được xây dựng trên một ngọn núi Bình Điện. Ngôi chùa cổ xây dựng năm 1616 tương truyền chùa thờ một am tranh có tên Bửu Phong tự, có niên đại sớm của Đồng Nai.

Mặt trước của chùa có lối kiến trúc và các chạm trổ, trang trí hoa văn tinh vi độc đáo bằng các mảnh sành, mảnh sứ nhỏ ghép lại tạo lên kiệt tác mang đậm phong cách dân tộc của nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam, đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.

5. Thành Kèn

Là thành cổ nằm ở đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, TP.Biên Hòa. Theo nhiều tài liệu thì thành Kèn có tên là Thành Cựu, từ thế kỷ XIV-XV. Vào năm Minh Mạng thứ 15 (1834), Thành Cựu được xây lại bằng đá ong đỏ và đổi tên là thành Biên Hòa.

Năm 1861, thực dân Pháp chiếm Thành Kèn và thu hẹp phạm vi thành để làm nơi đóng quân. Mỗi sáng sớm, lính Pháp thường sử dụng kèn hơi thổi báo thức, âm thanh vang cả một vùng nên dân địa phương quen gọi là Thành Kèn. Thành kèn được xây bằng đá ong, gạch, kết hợp với sắt thép… tạo lên bề mặt dày và vững trãi.

Thành Biên Hòa có một vị trí rất quan trọng trên nhiều mặt, một công trình phòng thủ quân sự của triều Nguyễn ở vùng đất Biên Hòa. Nơi đây chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh, nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khai phá đất Đàng Trong thời chúa Nguyễn, cũng như giai đoạn chống Pháp và Mỹ sau này.

6. Nhà lầu ông Phủ, một kiến trúc Pháp độc đáo

Tòa nhà tọa lạc tại phường Bửu Long, có cấu trúc tương tự tòa bố hành chính Biên Hòa, hướng mặt ra sông Đồng Nai, đối diện cù lao Thạnh Hội.
NISAVA
Biệt thự được xây dựng bằng gạch theo kiểu kiến trúc Pháp xây dựng năm 1922, của quan đốc phủ sứ tỉnh Biên Hòa Võ Hà Thanh. Với lối kiến trúc độc đáo, ngôi nhà này đã được một số đạo diễn đã tận dụng làm bối cảnh trong phim đa từng chiếu như “Người đẹp Tây Đô”, “Bóng ma học đường”…

Theo Nguyễn Sỹ Đức (Một Thế Giới)
NISAVA TRAVEL!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *